Thời điểm đánh giá được chọn không sớm hơn mà chỉ bắt đầu từ sau mổ 1 tháng, nhằm loại trừ những yếu tố tác động, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị như: bệnh nhân có thể còn đau sau mổ, việc đi tiểu có thể còn gặp khó khăn. Mặt khác, sau phẫu thuật có thể còn hiện tượng phù nề, hiện tượng viêm cũng là một yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả.
Chúng tôi đánh giá kết quả thông qua 2 mức độ: Hoặc thành công hoặc thất bại. Thành công: Khi bệnh nhân hoàn toàn không còn TKKSKGS cho dù gắng sức nặng hay nhẹ. Ngược lại, nếu bệnh nhân còn TKKSKGS dù ít hay nhiều vẫn cho là chưa thành công.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Khi ra viện, không còn bệnh nhân nào có són tiểu. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thành công của phương pháp là 100%. Theo tổng kết từ nhiều nghiên cứu, tỷ lệ thành công của phương pháp TOT. Trong khoảng 80,5% - 96%; còn đối với phương pháp T.V.T., tỷ lệ thành công từ 81% - 90%. Theo hướng dẫn điều trị Hội niệu khoa Mỹ 2009, tỷ lệ thành công của phương pháp giá đỡ niệu đạo bằng mảnh ghép nhân tạo là 84% (78%-89%) so với dùng cân cơ tự thân là 90% (76%-98%). Tuy nhiên những con số này được đưa ra chỉ có giá trị tham khảo vì thời điểm đánh giá của các nghiên cứu không giống nhau.
Theo dõi diễn tiến kết quả điều trị cho thấy: Tỷ lệ són tiểu sau 1 tháng là 1,7 % và giảm về 0% sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng.
Như vậy són tiểu ngay sau mổ vẫn có thể tiếp tục được cải thiện sau đó. Việc đánh giá dài hơi tại nhiều thời điểm, như vậy là rất cần thiết. Nghiên cứu gần đây về phương pháp TOT được báo cáo của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến (2012) cho thấy kết quả khá cao. Theo nghiên cứu này, tỷ lệ thành công là 96,8%. Các biến chứng trong nghiên cứu này bao gồm: rách âm đạo là 1,6%. Tụ máu vùng mổ là 1,6%; khối máu tự vùng Reziut là 0,8%; đau đùi là 7,1%; tiểu khó hay bí tiểu là 9,5%; tiểu gấp là 4,8%.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ân và cs (2012) điều trị TKKSKGS ở phụ nữ bằng phẫu thuật TOT cho tỷ lệ thành công rất cao (95,7%). Tai biến trong mổ: 1 trường hợp thủng bàng quang (2,1%), 2 trường hợp thủng góc âm đạo (4,2%), tất cả đều được phát hiện và sửa chữa ngay lúc mổ. Biến chứng sau mổ: 1 trường hợp đau bẹn đùi (2,1%), 2 trường hợp tiểu gấp mới bị (4,2%), 1 trường hợp lộ mảnh ghép (2,1%).
Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ thất bại của chúng tôi là 1,7% (1 bệnh nhân). Tuy nhiên, bệnh nhân này lại hết triệu chứng ở thời điểm 3 tháng và không tái lại triệu chứng nữa. Do vậy chúng tôi chỉ tính tỷ lệ thất bại và thành công từ thời điểm 3 tháng trở đi. Và có thể mốc 3 tháng sẽ là mốc ổn định để đánh giá kết quả phẫu thuật.
Theo thời gian theo dõi, tỷ lệ tái phát triệu chứng TKKSKGS tăng lên 1,7% sau khi ra viện 12 tháng; 8,5% sau khi ra viện 18 tháng và 10,2% sau khi ra viện được 24 tháng. Nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra tỷ lệ thất bại của phẫu thuật TOT vào khoảng 5-10%. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến có 4/126 trường hợp không thành công sau mổ đặt giá đỡ dưới niệu đạo TOT (tương ứng 3,8%).
Các trường hợp thất bại, tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi sau can thiệp phẫu thuật, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng qua tìm hiểu hầu hết đều xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân tuổi trên 50, có cuộc sống vất vả, lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi và một vài trường hợp có bệnh lý kèm theo như sa sinh dục, sa thành trước âm đạo. Bảng 3.31 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh nhóm phẫu thuật thành công và thất bại một số yếu tố liên quan: đó là tuổi cao, chỉ số BMI > 23; số lần sinh con qua đường âm đạo ≥ 3; mức độ tiểu không kiểm soát độ II và mức độ gắng sức khi TKKS là độ III; sa sinh dục độ II. Do số bệnh nhân thất bại thấp, nên có thể những yếu tố liên quan còn có những thay đổi. Cần các nghiên cứu với số mẫu lớn hơn. Tỷ lệ thất bại không tìm thấy có liên quan tới thể bệnh TKKSKGS hay mức độ lượng nước tiểu dư ở trong nghiên cứu này.
Vấn đề thất bại trong điều trị đặt dải băng dưới niệu đạo (TOT) hay tình trạng tái phát TKKS là một vấn đề rất đáng quan tâm nghiên cứu. Một nghiên cứu của Ilhan và cs năm (2017) đã đưa ra yếu tố góc hợp bởi hai đầu của miếng giá đỡ dưới niệu đạo có thể là yếu tố tiên lượng trong đánh giá kết quả của phẫu thuật TOT.
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều trị cho 59 bệnh nhân TTKKSKGS bằng phương pháp phẫu thuật TOT trong thời gian từ năm 2013 - 2018 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: