Một số kinh nghiệm đối với kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở singapore hiện nay (Trang 27 - 32)

Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị được chú trọng ngay từ những ngày đầu giảnh được chính quyền về tay nhân dân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vấn đề kiểm tra, giám soát, kiểm soát vẫn luôn được các tổ chức chú trọng và quan tâm thực hiện nhằm đưa hoạt động của tổ chức theo hướng khoa học. Đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong từng thời kỳ cách mạng.

Cũng giống như trước đây từ chiến tranh bước ra thời kỳ hòa bình, xây dựng, từ cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp bước sang đổi mới sau này, đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị đầy đủ về trình độ, năng lực, về tâm thức và khả năng thích ứng, điều đó có thể dẫn đến chao đảo, vấp ngã. Quy mô xây dựng phát triển đất nước ngày càng lớn, quản lý ngày càng phức tạp, khó khăn, việc đào tạo, tự đào tạo của cán bộ không theo kịp cũng là một thực tế cắt nghĩa vì sao cán bộ có chức quyền bề thế, điều kiện làm việc tốt và hưởng

thụ cao hơn nhiều mà kết quả thực, hiệu quả của quản lý vẫn không ngang tầm, vì sao nhiều doanh nghiệp lớn của Nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát lớn, đứng bên bờ vực của phá sản. Còn có một thực tế là “một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển”(1). Sự tham lam, gian giảo và cả sự lười biếng trong suy nghĩ và hành động có cơ hội phát triển. Cơ hội chính trị và tham vọng quyền lực làm cho người ta bất chấp tất cả và có thể đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa, đổ vỡ cơ đồ.

Để tăng cường quản lý cán bộ, nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát quyền lực đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cần phải thực hiện triệt để bốn nhóm giải pháp, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã đề ra. Cần nhấn mạnh một số điểm:

Thứ nhất, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, phải thực hành dân chủ rộng rãi, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, dân chủ thực chất và tập trung đúng đắn. Mọi cán bộ lãnh đạo, quản lý dù ở cấp nào đều phải

sinh hoạt trong một tổ chức đảng (chi bộ), chịu sự quản lý của chi bộ mà mình sinh hoạt, của cấp ủy mà mình là thành viên. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc. Nhưng trên thực tế vẫn có những cán bộ lãnh đạo, quản lý sinh hoạt chi bộ, cấp ủy một cách hình thức như tư cách cấp trên đến dự họp. Họ trở thành những “đảng viên đặc biệt” mà tổ chức đảng, đảng viên cùng công tác ngại, không dám phê bình, nhắc nhở, “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh”. Nếu phát huy dân chủ rộng rãi và thực chất trong Đảng, trong từng tổ chức đảng và cấp ủy thì sẽ không để một người đứng đầu có thể thao túng, chi phối, thậm chí vô hiệu hóa tổ chức đảng (Ban cán sự, Đảng ủy) và những đảng viên trung thực. Do dân chủ hình thức, không thực chất nên dẫn đến độc đoán, chuyên quyền và dù bổ nhiệm cán bộ “đúng quy trình” vẫn để lọt vào hàng ngũ lãnh đạo những cán bộ không đủ tiêu chuẩn và không chọn được cán bộ thật sự có tài, có đức.

Thực trạng công tác cán bộ hiện nay đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực quản lý, giám sát, kiểm soát công việc của cán bộ do cấp mình quản lý. Cần thiết phải có những quy định chung đồng thời có những quy định rất cụ thể về quản lý cán bộ lãnh đạo, quản lý trong công việc họ đảm nhiệm, đồng thời quản lý, kiểm soát về tư tưởng chính trị, về thu nhập, về đạo đức, lối sống và cả những vấn đề cần chú ý về bảo vệ chính trị nội bộ. Định kỳ kiểm tra công việc của từng cán bộ và quy định về chế độ báo cáo mà cán bộ thuộc diện quản lý phải báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý.

Các cơ quan tổ chức, kiểm tra của Đảng, thanh tra của chính quyền phải được trao quyền và trách nhiệm cao để giúp Đảng, Nhà nước quản lý tốt cán bộ, ngăn chặn, phòng ngừa những sai phạm chứ không phải chỉ phát hiện sai phạm của cán bộ và khắc phục hậu quả. Tổ chức đảng phải trực tiếp giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thứ hai, xử lý nghiêm bằng kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sai phạm với tinh thần thấu lý đạt tình, không để kẻ xấu, thế lực thù địch lợi dụng phá hoại nội bộ Đảng. Kinh nghiệm cho

thấy, nếu việc quản lý cán bộ, kiểm soát quyền lực được thực hiện tốt sẽ hạn chế những sai phạm của cán bộ. Hiến pháp 2013 đã quy định các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi cán bộ, đảng viên phải thượng tôn pháp luật, nếu sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, không được “nhẹ trên nặng dưới”, bảo vệ công lý. Việc đưa ra xét xử tám vụ án tham nhũng trọng điểm trước Đại hội XII của Đảng và hiện đang tiếp tục xét xử sáu vụ án lớn thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong xử lý theo pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Việc quản lý cán bộ, kiểm soát quyền lực trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng nắm vị trí lãnh đạo các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đòi hỏi phải bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện tốt việc kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chính là sự bảo đảm kiểm soát quyền lực của cán bộ có hiệu quả.

Thứ ba, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện, tự quản lý, kiểm soát chính mình trước những tham vọng quyền lực và cám dỗ lợi ích vật chất trước sự tha hóa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khi nêu ra những nguyên nhân chủ quan của sự suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhấn mạnh: “Trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng rèn luyện, lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; Sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.

Như vậy, cơ chế kiểm tra, thanh tra giám sát ở Việt Nam không chỉ đơn thuần xuất phát từ những yêu cầu cụ thể trong nước. Học hỏi kinh nghiệm kiểm soát quyền lực của các thể chế chính trị trên thế giới, đặc biệt là Vương quốc Anh nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát triển, hướng tới xã hội văn minh trong tương lai.

Trong quá trình vận dụng các tư tưởng chính trị trên thế giới trong xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng tới tính dân chủ. Mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân luôn coi tính dân chủ là nguyên tắc hàng đầu. Các tổ chức đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đa số phục tùng thiểu số, phân công cá nhân chịu trách nhiệm về từng hoạt động cụ thể.

KẾT LUẬN

Kiểm soát quyền lực chính trị xuất hiện cùng với quá trình và phát triển của quyền lực nhà nước, hệ thống tổ chức quyền lực của quốc gia. Quyền lực chính trị không phải là quyền lực tự có của những người làm chính trị mà là quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà lại giao cho Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội thay mình thực hiện, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển sang số ít của một nhóm người hoặc của một người). Nhân dân thực hiện bầu cử các ứng cử viên sáng giá nhằm lựa chọn ra những người đứng đầu cơ quan quyền lực: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp. Cơ chế hoạt động của các cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ, kiểm soát lẫn nhau nhằm xây dựng thể chế chính trị trong sạch, minh bạch với nhân dân..

Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Singapore là một cơ chế hoạt động theo Hiến pháp do Quốc hội lập ra. Các cơ quan quyền lực thành lập các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm giám sát quá trình hoạt động của các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị. Đạt được sự tín nhiệm của nhân dân là cả một quá trình gian nan đòi hỏi các nhà chính trị tham gia ứng cử phải là những người có phẩm chất chính trị, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cao. Có như vậy, hoạt động của hệ thống chính trị Singapore mới đi vào khuôn khổ, xây dựng Singapore ngày càng vững mạnh. Đồng thời, đây cũng là cơ chế kiểm soát tự giác, là một trong những mô hình chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở singapore hiện nay (Trang 27 - 32)