Thực trạng truyền thông đại chúng trong chính trị ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, “vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở trung quốc hiện nay (Trang 28 - 31)

Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia đều xác lập cho mình một mô hình trong mối quan hệ qiữa truyền thông và chính trị. Việc xem xét các mô hình phổ biến , đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa cho phép chúng ta nhận thấy được xu hướng biến đổi chung của các mô hình truyền thông chính trị.

Ở Trung Quốc, truyền thông đại chúng đại diện cho tiếng nói một cách rộng rãi của các lực lượng chính trị tranh luận với nhau về sự ảnh hưởng, cả trong việc thỏa thuận với các nhóm quyền lực cùng với nỗ lực của chính bản thân các lực lượng chính trị, các tổ chức trong hệ thống quyền lực nhà nước để củng cố được vị thế chính trị.

Báo chí thương mại ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập. Số lượng phát hành báo chí ngày càng tăng. Các phương tiện truyền thông điện tử đóng vai trò trung tâm. Các đài phát thanh và truyền hình cũng có xu hướng phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng. Các phương tiện truyền thông là một trong những công cụ của nhà nước, các đảng phái chính trị và các ông chủ tư nhân, những người có mối quan hệ chặt chẽ về chính trị là rất phổ biến. Nhà nước với tư cách là chủ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội, can thiệp vào hoạt động truyền thông theo nhiều cách thức khác nhau và có sự phân cực về chính trị.

Báo chí Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đi qua 4 giai đoạn phát triển.

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1949 và kết thúc năm 1966 khi nổ ra cuộc cách mạng văn hóa. Trong những năm đó, quyền sở hữu tư nhân của các tờ báo bị thủ tiêu và báo chí hoàn toàn thuộc về sở hữu của nhà nước. Những cơ quan tuyên truyền xuất hiện ngày càng nhiều trong suốt thời kì thực hiện

chính sách “Great Leap Forward” (Đại nhảy vọt), thời kì mà sự cường điệu quá mức tầm quan trọng của vị trí giai cấp và lên án một cách khách quan đều được cho là bóp méo sự thật.

Giai đoạn 2 là giai đoạn từ 1966 đến 1978, báo chí của Trung quốc thậm chí còn bị thiệt hại lớn hơn. Trong những năm cách mạng văn hóa, hầu hết báo chí đều bị ngừng xuất bản trừ 43 cơ quan báo chí thuộc tổ chức của Đảng. Tất cả các báo của Đảng ở địa phương đều trình bày và bố cục giống tờ People’s Daily và hầu hết là copy từ trang nhất, trang 2 đến số cột trong mỗi trang, số bài và thậm chí là cả kích cỡ chữ.

Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ tháng 12 năm 1978, khi diễn ra phiên họp toàn thể của ủy ban trung ương Đảng cộng sản trung quốc. Chính sách cải cách về chính trị đã mang lại nhiều thay đổi rộng khắp chưa từng có và đánh dấu sự bùng nổ của truyền thông Trung Quốc. Những cải cách đi đầu bao gồm cuộc vận động tự do báo chí, xây dựng các văn bản luật báo chí và xuất hiện báo chí độc lập. Báo chí hướng tới một nền kinh tế độc lập đó là cắt giảm viện trợ của nhà nước và tăng doanh thu quảng cáo và khuyến khích các nguồn thu khác.

Cuộc bạo loạn Thiên An Môn năm 1989 là mốc đánh dấu giai đoạn cuối cùng. Trong cuộc biểu tình, các phóng viên và biên tập thể hiện quan điểm độc lập mới trong những bài viết về những sự kiện xung quanh họ và tham gia vào các cuộc biểu tinh cho dân chủ và chống lại hành vi tham nhũng, và mang theo những khẩu hiệu như: "Đừng tin chúng tôi, chúng tôi đang nói dối" trong khi biểu tình. Sau sự kiện này, tự do báo chí ngay lập tức đã bị kiểm soát và hạn chế về những vấn đề chính trị nhạy cảm. Thay vào đó, báo chí dần xoay theo hướng kinh tế, phản ánh những chính sách ưu đãi của nhà nước, cho phép các phương tiện truyền thông thương mại phát triển trong phạm vi cho phép.

Trung Quốc đã ban hành các quy định về quản lý hệ thống truyền thông đại chúng. Các cơ quan truyền thông được tổ chức và hoạt động theo những quy tắc nhất định.

Điều 35 của Hiến pháp nước cộng hòa nhân dân trung hoa quy định: “Công dân của nước cộng hòa nhân dân trung hoa có quyền tự do ngôn luận trên báo chí, tham gia các tổ chức và các cuộc biểu tình”. Mặc dù không có bất cứ một văn bản pháp luật nào quy định, như luật báo chí, nhưng chính phủ đã kiểm duyệt truyền thông từ năm 1949. Vào cuối năm 1994, chính phủ đã tuyên bố không có sở hữu tư nhân các phương tiện truyền thông, không cổ phần phương tiện truyền thông, không có liên doanh với công ty nước ngoài, không thảo luận về các tin tức, và không cởi mở cho Truyền hình vệ tinh của nước ngoài.

Theo quy định về quản lý Báo chí năm 1990, tất cả báo chí và các phương tiện truyền thông chính thức khác phải đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý Báo chí và các ấn phẩm (SPPA). Tất cả các tờ báo phải mang theo một số đăng ký chính thức. Hơn nữa, với các cơ quan ngoài Đảng đều phải có một bộ phận quản lý chuyên môn và phải có một "zhuguan bumen" (bộ phận chịu trách nhiệm) để duy trì lãnh đạo và kiểm soát. Vì vậy, ngay cả các tờ báo mà không có liên quan đến Đảng cũng phải chịu sự kiểm soát của các bộ, ngành. Điều này ngăn cản tờ báo tư nhân cạnh tranh với các cơ quan Đảng. Tất cả các tờ báo này tập trung vào những chủ đề cụ thể như kinh tế, hệ thống pháp luật, y tế, giáo dục, hay văn hóa . Họ cũng có thể nhắm mục tiêu cụ thể như khán giả trí thức, công nhân, phụ nữ, nông dân, hoặc thanh thiếu niên.. Điều này tập trung ngăn ngừa một cách hiệu quả việc thành lập các tổ chức báo chí độc lập với Đảng/ Nhà nước.

Theo luật pháp Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư vào các lĩnh vực truyền thông, việc thành lập các công ty liên doanh phải được chính phủ Trung Quốc cho phép (Ví dụ như tạp chí Jisuanji

một công ty của Mỹ). Thực tế đã có một công ty Hồng Kông và Thụy Sĩ cố gắng để đầu tư bí mật vào báo chí Trung Quốc nhưng họ đã sớm bị phát hiện và buộc phải trục xuất.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy tắc và các quy định để kiểm soát nội dung của Internet. Ví dụ như Quy định ban hành trong tháng một năm 2000, nói rằng một phương tiện truyền thông phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để phổ biến thông tin trực tuyến. Nó cũng quy định rằng người dùng Internet Trung Quốc vi phạm những điều luật có thể bị bỏ tù. Trong tháng mười một năm 2000, Bắc Kinh ban hành "Quy định tạm thời về quản lý kinh doanh và tin tức trên Internet", quy định việc đưa tin và kinh doanh của các phương tiện thông tin điện tử. Theo Xinhua, quy định này đã dựng lên những bức tường lửa với nhiệm vụ "duy trì trật tự" trên Internet. Trong khi đó, luật tố tụng hình sự đã được sửa đổi để cho phép truy tố những người đe dọa an ninh mạng, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài và yêu cầu các công ty đăng ký những thông tin mà có thể gây tổn hại cho đất nước, gây nguy hiểm an ninh quốc gia, hoặc chống phá Chính phủ.

Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin điện tử cũng tạo ra vấn đề bản quyền tại Trung Quốc. Nhiều vụ kiện đã xảy ra liên quan đến bản quyền thông tin. Vấn đề bản quyền không chỉ là vấn đề của truyền thông mà còn là vấn đề nhức nhối của xã hội Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, “vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở trung quốc hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w