trong chính trị ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin ngày càng có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội. Truyền thông đại chúng thực sự là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển xã hội hiện đại. Do đó, truyền thông đại chúng – phương tiện để truyền tải thông tin đến với quần chúng – ngày càng cho thấy vai trò của nó đối với định hướng phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo quá trình xã hội hóa, trong đó có hoạt động truyền thông đại chúng.
Trước bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đang chuyển biến hết sức sôi động và phức tạp cùng với sự bùng nổ thông tin trên thế giới, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Với ý nghĩa đó, các phương tiện truyền thông đại chúng cần nhanh chóng triển khai mạnh mẽ các chương trình phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh việc đưa thông tin và giới thiệu các ấn phẩm văn hóa, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, giá trị và tinh hoa văn hóa của nhân loại, đa dạng và đa phương hóa các quan hệ quốc tế trong hoạt động truyền thông đại chúng.
Chiến lược phát triển truyền thông đại chúng phải bao gồm việc quy hoạch và tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác báo chí, truyền thông đại chúng về cả mô hình đào tạo, nội dung chương trình, phương thức giảng dạy, trang thiết bị, cơ sở vật chất, ... Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông đại chúng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tinh thông. Đây là nhiệm vụ có tầm quan tọng đặc biệt, là khâu căn bản và
then chốt đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy rằng, xây dựng một chiến lược phát triển truyền thông đại chúng ở tầm vĩ mô nhằm đảm bảo định hướng phát triển rõ ràng của hoạt động truyền thông đại chúng trên cơ sở sự phát triển đồng bộ ở các lĩnh vực liên quan đến hoạt động truyền thông đại chúng. Tầm quan trọng trong chiến lược phát triển truyền thông đại chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng hoạt động độc lập của các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng là một nhu cầu phổ biến. Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin cho xã hội về mọi lĩnh vực thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều đó cho thấy, truyền thông đại chúng là một nhu cầu xã hội đặc biệt bởi nó không tồn tại và phát tiển độc lập.
Một trong những yếu tố bên trong hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng là trình độ quản lý đối với bản thân hoạt động truyền thông đại chúng. Để phát triển hệ thống truyền thông đại chúng, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối với đời sống xã hội thì một trong những điều kiện bắt buộc là phải song song xây dựng được bộ máy quản lý và điều hành tốt. Bộ máy quản lý và điều hành tốt cho phép tất cả các bộ phận cấu thành của bộ máy truyền thông hoạt động nhịp nhàng, vận động và phát triển phù hợp với thực tiễn khách quan., phù hợp với trình độ phát triển của xã hội.
Như vậy, việc mở rộng hành lang thông tin, phát triển hệ thống truyền thông đại chúng nhất thiết phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao trình độ quản lý và điều hành những hoạt động đó. Năng lực và hiệu quả tác động đối với xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển của chính bản thân truyền thông đại chúng, trong đó trình độ quản lý và điều hành hoạt động truyền thông đại chúng là một trong những khâu căn bản.
KẾT LUẬN
Dù ở bất kỳ quốc gia nào, thì truyền thông đại chung cũng đóng vai trò quan trọng trong chính trị, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Do vậy, các phương tiện truyền thông cần phản ánh trung thực tình hình nhân quyền ở quốc gia đó cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phản ảnh các kết quả tốt, tích cực về thực hiện quyền con người, quyền công dân của các địa phương, các cơ quan, tổ chức và các nhà chức trách. Từ đây, có thể tạo ra phong trào, nếp sống, thói quen, ý thức tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia.
Báo chí cần phản ảnh những mặt trái, tiêu cực, thậm chí những vi phạm quyền con người, quyền công dân. Cần chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó có được những kiến nghị có giá trị góp phần vào công cuộc đấu tranh vì quyền con người, quyền công dân.Thông qua dư luận xã hội, báo chí cần tạo ra sức ép đối với chính quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, xây dựng và thực hiện các cam kết, các chương trình, các kế hoạch, giải pháp, biện pháp về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Để nâng cao hiệu quả của thiết chế truyền thông đại chúng trong chính trị ở Việt Nam, cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau và tiến hành các biện pháp này đồng bộ. Theo đó, cần nâng cao chất lượng của thiết chế truyền thông trong việc bảo vệ quyền con người; các văn bản luật, văn bản dưới luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước cần được phổ biến rộng rãi; có những giải pháp triệt để cho hoạt động đăng bài viết, phát tán thông tin, đưa tin, truyền thanh, phát thanh, báo hình, báo in, báo viết… khi những loại hình truyền thông báo chí đưa tin sai sự thật, xuyên tạc sự việc, vi phạm quy định pháp luật về báo chí hoặc có những hành vi nói xấu, bôi nhọ các tổ chức, cá nhân liên quan khác; tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ về nhân quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước và đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Achal merha (1989), Hệ thống báo chí của các nước ASEAN, AMIC, Singapore (Hộ nhà báo Việt Nam dịch)
2. Alvill Toffle (1991), Thăng trầm quyền lực, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 2000
3. Tạp chí Thông tin lý luận
4. Tuyên Văn Huyền, Phạm trù quyền lực chính trị 5. Thanh Lê, Hướng về con người xã hội tương lai
6. Lê hữu nghĩa (1994), Giữ vững ổn định chính trị và đổi mới hệ thống chính trị, Tạp chí Cộng sản
7. Phạm ngọc quang, Văn hóa chính trị với việc nâng cao chất lượng lãnh đạo chính trị
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
NỘI DUNG...4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG...4
1.1. Một số khái niệm...4
1.2. Quá trình truyền thông đại chúng tham gia vào đời sống chính trị...6
1.3. Vai trò của truyền thông đại chúng trong chính trị...10
Chương 2:THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG CHÍNH TRỊ Ở MỸ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM...20
2.1. Khái quát chung về nước Mỹ...20
2.2. Thực trạng truyền thông đại chúng trong chính trị ở Mỹ...24
2.3. Ý nghĩa đối với xây dựng hệ thống truyền thông đại chúng trong chính trị ở Việt Nam hiện nay...30
KẾT LUẬN...32