Truyền thông đại chúng góp phần hoàn thiện thể chế chính trị, đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vai trò của truyền thông đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị ở việt nam” (Trang 25 - 32)

đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

Việc hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân thực chất là việc từng bước củng cố hệ thống chính trị, nhằm tạo ra sự cân bằng, ổn định và phối hợp nhịp nhàng giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Trong những mục tiêu đó, nhiệm vụ cụ thể để hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân, việc khẳng định về cả lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với toàn bộ hệ thống chính trị là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong mọi hoạt động của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng luôn nêu cao tinh thần,khẳng định tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng với ý nghĩa như điều kiện then chốt, hạt nhân của một thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

Trong những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện sứ mạng đó, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng chủ động, tích cực phát huy thế mạnh, vai trò của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Hồ Chí Minh. Không ngừng nêu cao, khẳng định những thành quả đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên ôn lại những thắng lợi vĩ đại và truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân các dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Song song với việc khẳng định bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng và những cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của đảng đối với hệ thống chính trị, để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là lực lượng đi đầu trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phát động các phong trào thi đua trong toàn Đảng, đấu tranh phê bình và tự phê bình, thực hiện nghiêm túc, triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo ra một chất lượng mới trong sinh hoạt và tổ chức của Đảng, trước hết là việc sưu tầm chọn đăng nhiều tin bài có chất lượng cao, giá trị lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, các phương tiện truyền thông đại chúng đang tích cực góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chính trị cấp bách hiện nay: hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính. Trong chương trình hành động chung, các

phương tiện truyền thông đại chúng với khả năng tổ chức diễn đàn, xác lập các chương trình nghị sự xã hội đặc trưng của mình đã thường xuyên đưa nhiều tin bài phản ánh hoạt động của các cơ quan xây dựng pháp luật cũng như thực tế thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, bản thân các phương tiện truyền thông đại chúng tự mình trở thành cầu nối truyền tải những quan điểm, thái độ của quần chúng đến các cơ quan chức năng.

Bên cạnh những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các phương tiện truyền thông đại chúng còn đóng góp không nhỏ trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, thúc đẩy quá trình đổi mới cải cách hành chính. Quá trình này đang được các phương tiện truyền thông đại chúng từng bước đẩy mạnh thông qua việc đa dạng hóa nội dung và hình thức thông tin, chủ động đưa các tin bài đucợ ghi nhận và phản ánh từ nhiều nguồn, nhiều chiều một cách thường xuyên hơn nhằm tạo ra một cơ chế quản lý, giám sát bằng thông tin đối với việc thực thi các mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước, góp phần tạo ra một môi trường có các thủ tục hành chính ngày càng thông thoáng.

Việc hoàn thiện thể chế chính trị ở nước ta phải gắn liền lới chủ thể của quyền lực. Góp phần nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, mở ra trong họ sự nhận thức về vai trò chính trị xã hội và tư cách chủ thể trong tiến trình phát triển lịch sử, các phương tiện truyền thông đại chúng một mặt thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời thông qua nhiều hoạt động cụ thể, đa dạng, tích cực xây dựng trong quần chúng sự nhận thức đúng đắn và toàn diện về những giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc đang khơi dậy tình cảm và truyền thống trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho nhân dân được làm chủ thông tin và được tự do trao đổi thông tin. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, trong những năm qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã tiến hành nhiều chương trình, biện pháp nhằm từng bước xã hội hóa thông tin, tạo điều

kiện thuận lợi để nhân dân có thể tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, qua đó phát biểu nguyện vọng, ý kiến thắc mắc và kiến nghị của mình đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

Tuy vậy, khi xem xét thực trạng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng đặt trong những điều kiện đặc thù, vấn đề đặt ra là chất lượng sản phẩm truyền thông đơn điệu và nghèo nàn. Phần lớn các chương trình truyền thông của Việt Nam đều khô cứng trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài rất đa dạng, phong phú về thể loại, hình thức và lượng thông tin chuyển tải đến khán giả.

Mặc dù có những đặc thù riêng liên quan đến vai trò, ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội, song trong bối cảnh cải cách nền kinh tế thị trường, xét ở một góc độ nào đó vẫn không thể phủ nhận rằng các sản phẩm truyền thông đại chúng cũng là một loại hàng hóa. Chất lượng sản phẩm của truyền thông đại chúng phải đạt tới một trình độ mà công chúng thừa nhận và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đa số nhân dân.

Về mặt quản lý, các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam còn chưa phát huy được thế mạnh vốn có trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vẫn còn hiện tượng né tránh khuyết điểm, nói nhiều đến thành tích. Bên cạnh đó, khả năng truyền tải và phản ánh những thái độ, ý kiến của quần chúng còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã cố gắng trong việc xây dựng các diễn đàn quần chúng, phản ánh kịp thời và chính xác thái độ, ý kiến của quần chúng, song chưa thực sự là diễn đàn thường xuyên.

Những đóng góp và thành quả mà phương tiện truyền thông đại chúng đạt được trong việc góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân là không nhỏ. Song trên thực tế hiện nay, do những điều kiện khách quan và chủ quan các phương tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự đạt tới trình độ xã hội hóa thông tin mà thực tiễn đòi hỏi, một trong những lý do căn bản là do trình độ cả lý luận và kinh

nghiệm của đội ngũ cán bộ biên tập viên chưa thực sự ngang tầm với nhiệm vụ. Hiện nay, sự thiếu vắng một hành lang pháp lý chặt chẽ đã gây trở ngại không nhỏ đối với đội ngũ những người làm truyền thông, hạn chế họ phát huy khả năng và nâng cao trách nhiệm trong công tác. Mặt khác, do trình độ dân trí chưa cao, người dân chưa ý thức một cách đầy đủ về những quyền lợi chính đáng của mình, trong đó, quyền sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như một công cụ thể hiện quyền lực chính trị, chưa thực sự tạp ra một sức ép đối với hoạt động truyền thông đại chúng. Do vậy, nhiêu nơi, phương tiện truyền thông đại chúng có phần lơ là, mới chỉ dừng lại ở mức như một công cụ truyền tải những chỉ thị, đường lối của Đảng và Nhà nước chứ chưa chú trọng tới việc truyền tải thông tin phản hồi từ phía nhân dân. Đây là một trong những cản trở đối với quá trình quản lý và ra chính sách vì các cơ quan chức năng thiếu thông tin sát thực, phản ánh đúng tình hình đời sống kinh tế xã hội thực tế hiện nay. Do đó, để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước, các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải phát triển theo hướng chuyển phát thông tin nhiều chiều nhằm tạo ra cơ chế “giám sát và cân bằng” giữa những mệnh lệnh của nhà nước và thông tin của xã hội để cùng các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý xã hội.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, các quốc gia lựa chọn chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tự giác trong chính trị. Đặc biệt, một yêu cầu cơ bản và quan trọng là phải đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Với cơ chế tác động và chức năng đặc thù của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giành, giữ, sử dụng và thực thi quyền lực nhà nước.

Với cơ chế tác động và chức năng đặc thù của mình, các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giành, giữ, sử dụng và thực thi quyền lực chính trị nói chung và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân nói riêng. Xuất phát từ những điều kiện lịch sử đặc thù, kế thừa và phát huy những giá trị của toàn bộ cách mạng Việt Nam trong lịch sử, việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân đã và đang là mục tiêu chủ đạo của toàn bộ việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc tăng cường quyền lực chính trị là khả năng đóng góp, hiệu quả tác động trên thực tế của nó trên hai phương diện căn bản: xác lập và duy trì hệ tư tưởng của Đảng; nâng cao năng lực của hệ thống chính trị. Xét trên bình diện truyền thông đại chúng đã có những đóng góp to lớn. Đó là diễn đàn quan trọng phản ánh thực tiễn xây dựng Đảng, Nhà nước, công cụ đắc lực trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đó là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống các luận điệu của các thế lực thù địch và khẳng định những thành quả to lớn trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát huy vai trò tích cực trên địa hạt kinh tế, các phương tiện truyền thông đại chúng trở thành một kênh giao tiếp, cầu nối giữa Đảng - Nhà nước – Nhân dân, phản ánh những bất đề bức xúc, những bất cập trong chủ trương, chính sách của Nhà nước, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu

của các thế lực thù địch, xóa bỏ sự bất công trong xã hội. Truyền thông đại chúng là lực lượng đi đầu trong các phong trào đoàn thể, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh trong sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vai trò của truyền thông đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị ở việt nam” (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w