Nghĩa đối với kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở trung quốc hiện nay (Trang 26 - 31)

Thứ nhất, nhìn chung cơ quan thực hiện chức năng giám sát hành chính

ở một số nước trên thế giới đều được thành lập bởi Quốc hội, do vậy các hoạt động của cơ quan này mang tính độc lập cao, không chịu sự ràng buộc hay phụ thuộc vào các cơ quan hành pháp. Cơ chế này giúp đảm bảo tính hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát hành chính. Đây cũng là vấn đề Việt Nam cần xem xét học tập kinh nghiệm để xây dựng thể chế giám sát hành chính độc lập từ cơ cấu tổ chức.

Thứ hai, bên cạnh tính độc lập trong nguyên tắc hoạt động, cơ quan

giám sát hành chính các nước thường có thêm nguyên tắc hoạt động khác nhằm nâng cao tính hiệu quả và ràng buộc trong công tác giám sát hành chính. Nguyên tắc hoạt động của Quốc hội mang tính độc lập thống nhất, tập trung, lấy phòng ngừa là chính; tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trong

quá trình giám sát hành chính. Việc quy định các nguyên tắc hoạt động cơ bản này cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát hành chính.

Thứ ba, đối tượng giám sát của cơ quan kiểm soát quyền lực chính trị

tương đối rộng, bao quát. Cơ quan kiểm soát quyền lực nhà nước cao nhất có quyền giám sát, thanh tra Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, Tòa án hay có quyền giám sát tất cả các đối tượng không phân biệt nhà nước và ngoài nhà nước. Có như vậy mới đảm bảo cho nhân viên nhà nước thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ được giao, ngăn ngừa các hiện tương tiêu cực, tham nhũng cũng như đảm bảo sự công bằng và không bỏ lọt tội phạm và mắc phải tệ tham nhũng, quan liêu.

Thứ tư, hoạt động kiểm soát quyền lực chính trị được phân chia, phân

cấp: Theo khu vực hành chính, nghĩa là các cơ quan giám sát được thành lập tại các địa phương hoặc đặt ở mỗi bang, thực hiện công tác giám sát hành chính tại địa bàn đó; Phân chia thành một số khu vực giám sát nhất định, tương ứng với số lượng thanh tra viên. Các quốc gia lựa chọn phương thức phân chia phù hợp với hệ thống bộ máy nhà nước và điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội.

Thứ năm, trong quá trình kiểm soát quyền lực chính trị, cơ quan thanh

tra, giám sát hành chính có thêm quyền truy tố, điều tra ban đầu đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm do các nhân viên của cơ quan thuộc đối tượng giám sát thực hiện, có quyền xử lý về hành chính và yêu cầu xử lý về mặt tư pháp. Đây cũng là vấn đề đáng bàn, liệu rằng việc trao thêm thẩm quyền này cho cơ quan giám sát hành chính có đem lại hiệu quả thực sự hay dẫn đến sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Tựu chung lại, hoạt động kiểm soát quyền lực chính trị không chỉ mang tính một chiều từ phía cơ quan giám sát mà các đối tượng chịu sự giám sát cũng có thể tự chủ động trong quá trình giám sát thông qua việc tự giám sát và thông báo kết quả giám sát lên cơ quan giám sát. Bên cạnh đó, đối tượng giám sát có quyền yêu cầu giám sát lại bởi cơ quan giám sát ban đầu hoặc cơ

quan giám sát cao hơn (Trung Quốc). Còn đối với thanh tra viên có thể chủ động tiến hành thanh tra giám sát mà không cần thành lập đoàn thanh tra. Cơ chế này đem lại lợi ích không chỉ giảm bớt gánh nặng cho cơ quan giám sát hành chính mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng giám sát.

KẾT LUẬN

Hoạt động kiểm soát quyền lực chính trị xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Kiểm soát đi đôi với sự hình thành các giai cấp trong xã hội và có sự phân chia quyền lực giữa các giai cấp. Giai cấp thống trị nắm quyền lực chính trị và điều hành mọi hoạt động của xã hội.

Trung Quốc là một trong những cường quốc phát triển nhất trên thế giới hiện nay, là nước xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh nhất trong hệ thống các nước theo chế độ chủ nghĩa xã hội. Với tư cách là một bộ phận quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ chế Kiểm soát có chức năng thực hiện quản lý Nhà nước và các cơ quan quyền lực bằng pháp luật. Hiện nay, chế độ kiểm soát hiện hành ở Trung Quốc là chế độ kiểm soát mang hình thái chủ nghĩa xã hội. Là một bộ phận cơ hữu của chế độ xã hội hiện đại mang màu sắc Trung Quốc. Quốc vụ viện Trung Quốc mang tính độc lập cấp Nhà nước xây dựng trên cơ sở thể chế chính trị phù hợp với Nhà nước Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời cũng mang những nét đặc thù riêng của mình. Tính chất đặc thù của chế độ Kiểm sát Trung Quốc xuất phát từ bản thân chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và truyền thống văn hóa, môi trường xã hội hết sức đặc trưng của Trung Quốc, đó cũng là sự lựa chọn tất yếu phù hợp với tình hình đất nước.

Kiểm soát quyền lực chính trị là vấn đề có tính xuyên suốt trong quá trình hoạt động của các tổ chức quyền lực trên thế giới hiện nay. Kinh nghiệm trong cơ chế kiểm soát quyền lực là những giá trị có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Các cơ quan hoạt động độc lập nhưng luôn đảm bảo tính nguyên tắc trong hoạt động nhằm xây dựng tổ chức hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. JonMills. Luận về tự do, Nxb, Chính trị Quốc gia, H., 2005

2. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi, H., 1998

3. Hobbes. Leviathan, Harmondsworth, Penguin, 1968.

4. Vũ Hoàng Công, Vài nét khái quát về các triết lý quyền lực và quyền lực nhà nước trong lịch sử tư tưởng phương Tây (2005).

5. C.Mác – Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, T.3; T.18; T.21.

6. S.Môngtexkiơ (2006): Tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, HN. 7. Trang web: http://org.com.vn

8. Nguyễn Thị Thanh (chủ biên), Giáo trình quyền lực chính trị và cầm quyền, Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

9. Trịnh Thị Xuyến (2007): “Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ Chính trị học.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1

NỘI DUNG...3

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ...3

1.1. Một số khái niệm...3

1.1.1. Khái niệm quyền lực...3

1.1.2. Khái niệm quyền lực chính trị...4

1.1.3. Khái niệm kiểm soát quyền lực chính trị...6

1.2. Vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị trong lịch sử...9

1.3. Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực chính trị...11

Chương 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY...17

2.1. Khái quát về Trung Quốc...17

2.1.1. Vị trí địa lý...17

2.1.2. Tình hình kinh tế...18

2.1.3. Tình hình chính trị...20

2.2. Thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Trung Quốc...23

2.3. Ý nghĩa đối với kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay...26

KẾT LUẬN...29

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị ở trung quốc hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w