Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua kênh nợ côn g Trang

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á (asean 5) (Trang 26 - 46)

5. Kết quả thực nghiệm và thảo luận

5.2 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế qua kênh nợ côn g Trang

Ngoài ra, tác giả cũng phát hiện ra tác động ngược chiều của chi tiêu chính phủ (exp) lên tăng trưởng GDP, cụ thể với 10% gia tăng trong chi tiêu của chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm từ mức 2,3% đến 2,7%, (thể hiện kết quả trong MH3 của các Bảng 2,5,6) với mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể xuất phát từ nguồn gốc chi tiêu của chính phủ kém hiệu quả - một trong những kênh truyền dẫn quan trọng - làm gia tăng nợ công của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, đến lượt mình, khi nợ công gia

tăng quá mức sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế giảm điều này phù hợp với quan điểm của Modigliani (1961)

Bảng 7: Thống kê mô tả tổng nợ chính phủ của các quốc gia trong mẫu

Variable Debt

Hình 1: Đồ thị biểu diễn dữ liệu nợ chính phủ của mẫu nghiên cứu

Nguồn: Nguồn dữliệu từIMF, WB

Theo số liệu thống kê mức nợ bình quân của các quốc gia trong mẫu là 44% (xem Bảng

7) nên tác giả đã sử dụng biến giả dum44 như là một ranh giới để đánh giá sự khác biệt trong ảnh hưởng của mức nợ cao và thấp đến tăng trưởng kinh tế (Nếu mức

nợ dưới44%/GDP: dum44 nhận giá trị 0 và ngược lại dum44 nhận giá trị 1).

Kết quả được trình bày trong Bảng 8 cho thấy một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (ở mức 10%) trong tăng trưởng GDP đối với tỷ lệ nợ chính phủ/GDP cao (đạt mức 44%/GDP trở lên) và tỷ lệ nợ chính phủ/GDP thấp (dưới 44%/GDP) là 0,01% đến 0,02%. Theo đó, nếu tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đạt mức 44% trở lên thì với 10% gia tăng thêm của

nợ chính phủ/GDP sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn từ 0,1% đến 0,2% so thời kỳ tỷ lệ nợ chỉnh phủ/GDP thấp (dưới 44%)

Bảng 8: Kết quả hồi quy sử dụng biến giả dum44 và dum44_exp

g_gdpit-1 sav pop trade debtit-1 exp dum44 dum44_exp Cons P_value Prob> F (của dum44) Prob>F

(của dum44_exp so với exp)

(*), (**), (***): tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng biến tương tác dum44_exp để nghiên cứu khác biệt trong tác động của chi tiêu chính phủ đến tốc độ tăng trưởng GDP ở hai nhóm tỷ lệ nợ chính phủ/GDP cao và thấp hơn mức 44%. Kết quả hồi quy từ Bảng 8 cho thấy, đối với mẫu nghiên cứu của tác giả, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (10%) giữa tác động của tỷ lệ chi tiêu chính phủ/GDP lên tăng trưởng kinh tế. Cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn trunh bình là 0,6% nếu tỷ lệ nợ chính phủ/GDP tăng thêm 10% vào những thời kỳ nợ chính phủ đạt từ mức 44%/GDP trở lên so với thời kỳ nợ chính phủ/GDP thấp hơn 44%.

trong tăng trưởng GDP 6 lần nếu so sánh với yếu tố nợ phía trên. Điều này là một chỉ báo đáng xem xét cho chính phủ các quốc gia trong việc thực hiện chi tiêu ngân sách hàng năm trong mối tương quan với tỷ lệ nợ chính phủ đang có. Bởi vì nếu chi tiêu ngân sách quá nhiều trong bối cảnh nợ chính phủ đang ở mức cao thì sẽ gây tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là có lợi.

Hình 2: Thâm hụt ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á (Asean 5) Giai đoạn 2003 – 2011

Đơn vị: %/GDP

Nguồn: IMF, WB Với mức thâm hụt ngân sách liên tục và có xu hướng gia tăng cao qua năm (xem Hình 2) từ các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, điều này minh chứng cho sự lựa chọn chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hầu hết các chính phủ trong khu vực trong suốt gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc thu không bù đắp nổi chi là nguyên nhân chính dẫn đến mức nợ công nói chung của nhóm các quốc gia này đang liên tục gia tăng. Điều đáng quan ngại khác là quy mô thâm hụt ngân sách sẽ ngày càng phình to cùng với đà gia tăng GDP, chính điều này sẽ dẫn đến tỷ nợ công ngày càng gia tăng. Đến

lượt mình, nợ công gia tăng sẽ tác động ngược chiều tăng trưởng GDP. Do đó vấn đề kiểm soát chi tiêu của chính phủ, tiến đến giảm dần tỷ lệ thâm hụt ngân sách qua các năm là một việc thật sự cần được Chính phủ quan tâm theo dõi và xử lý chặt chẽ.

6. Kết luận

Qua phân tích thực nghiệm, tác giả đã tìm thấy bằng chứng về tính chất phi tuyến của nợ chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy nợ chính phủ chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP đối với một tỷ lệ nhất định, vượt quá mức ngưỡng cần thiết sẽ làm giảm tăng trưởng GDP (từ đó gây nên hiệu ứng chữ U ngược). Tác giả đã sử dụng nhiều kỹ thuật và mô hình khác nhau để xác nhận kết quả nghiên cứu này.

Ngoài ra tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về tác động ngược chiều của chi tiêu của chính phủ trong bối cảnh tỷ lệ nợ chính phủ/GDP ở mức cao lên tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy chi tiêu công kém hiệu quả sẽ gây ra tác động lớn và theo hướng bất lợi lên tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong mẫu hình các quốc gia mà tác giả nghiên cứu, trong đó có Việt Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả muốn khuyến cáo đến chính phủ về chất lượng và hiệu quả của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng GDP. Theo kết quả nghiên cứu với 10% tăng lên của chi tiêu chính phủ/GDP sẽ làm tăng trưởng GDP giảm 0,6% đây là một tín hiệu cảnh báo cần thiết về tính hiệu quả của chính sách tài khóa mở rộng mà các chính phủ đang theo đuổi.

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy bằng chứng về một mức ngưỡng nợ công đối với mẫu nghiên cứu này là 86%. Bên cạnh đó, qua kết quả kiểm định sơ bộ tác giả thấy rằng tăng trưởng GDP bình quân ở thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đạt từ 44%/GDP trở lên thấp hơn khoảng 0,01% đến 0,02% so với thời kỳ tỷ lệ nợ chính phủ/GDP dưới mức 44%/GDP. Điều này phát đi một tín hiệu cảnh báo đối với các quốc gia trong mẫu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng khi mức nợ chính phủ/GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2012 hiện đang ở mức 40,2% và đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Ngoài ra tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể vào những giai đoạn tỷ lệ nợ chính phủ đạt 44%/GDP

trở lên nếu gia tăng chi tiêu chính phủ thêm 10% thì sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm đi 0,6% so với thời kỳ có tỷ lệ nợ chính phủ thấp hơn 44%/GDP

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng bộ dữ liệu nghiên cứu để gia tăng tính vững chắc của các kết quả nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp khác để tìm điểm ngoặt nợ nhằm củng cố kết luận mối quan hệ phi tuyến của nợ công và tăng trưởng kinh tế.

Kiểm tra các kênh truyền khác đóng vai trò truyền dẫn đến tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế: (i) tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư; (ii) tỷ lệ đầu tư của khu vực công; (iii) tổng năng suất các yếu tố (TFP); và (iv) lãi suất danh nghĩa dài hạn và lãi suất thực dài hạn của quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Bản tin nợ nước ngoài số 6,7 – Bộ tài chính Luật quản lý nợ công 2009

Tổng cục thống kê (2011), “Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 - 2010”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2011

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2011), “Giảm thiểu rủi ro nợ công của Việt Nam: Các khuyến nghị”, Tạp chí tài chính, số 12, trang 25 - 28

2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Anderson, T.W and Cheng H. (1981), “Estimation of Dynamic models with error components” Journal of American Statistical Association, 589-606.

Aschauer, D. A. (2000). “Do states optimize? Public capital and economic growth”, The Annals of Regional Science, 34(3), pp 343-363.

Ball, L., and Mankiw N. G., (1995), “What Do Budget Deficits Do? Budget Deficits and Debt: Issues and Options”, Kansas City: Federal Reserve Bank of Kansas City, p95-119

Barro, R..J., (1979), “On the Determinants of the Public Debt”, Journal of Political Economy, Vol. 85 (5), pp. 940–71.

Barro, R. J.,(1989), “The Ricardian Approach to Budget Deficits”, NBER Working Paper No. 2685

Becker, S., Deuber G. and Stankiewicz S., (2010) “Public debt in 2020: A sustainability analysis for DM and EM economies”, Deutsche Bank Research

Bosworth, B., and Collins S. M, (2003) “The Empirics of Growth: An Update.” Brookings Papers on Economic Activity,2003, no.2, pp. 113–206.

Baum C.F. and Schaffer M.E. and Stillman S., (2007), “Enhanced routines for instrumental variables/GMM estimation and testing“, Centre for Economic Reform and Transformation, Heriot Watt University in its series CERT Discussion Papers with number 0706.

Chang, T., Chiang, G. (2006, 2011), “Transitional behavior of government debt ratio on growth: the case of oecd countries”, Journal Romanian Journal for Economic Forecasting.

Clements, B., R. Bhattacharya and T. Q. Nguyen (2003), “External debt, public investment and growth in low-income countries”, IMF Working paper 03/249. Cohen, D. (1997), Growth and external debt: A new perspective on the African and Latin Cordella, T., A. Ricci, A., and R. Arranz, (2005), “Debt Overhang or Debt Irrelevance?

Revisiting the Debt-Growth Link,” IMF Working Paper No. 05/223 (Washington: International Monetary Fund).

Checherita, C. & Rother, P., (2010), “The impact of high and growing government debt on economic growth: an empirical investigation for the euro area”, European Economic Review 56 (2012) 1392–1405

Diamond, P. (1965), “National Debt in a Neoclassical Growth Model”, American EconomicReview, 55 (5), pp. 1126-1150.

Dotsey, M. and C.Mao, (1994), “The Effects of Fiscal Policy in a Neoclassical Growth Model”, Working paper no. 94-3 (Federal reserve Bank of Richmond, Richmond, VA)

Elmendorf, D. and N. Mankiw (1999), “Government Debt”, in Taylor, J. and Woodford, M.(eds.), Handbook of Macroeconomics, vol. 1C, 1615-1669, North-Holland. Imbs, J., and Ranciere R., 2009, “The Overhang Hangover”, Journal of Development

IMF (2003), “External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users”, Washington, D.C., International Monetary Fund, p 290

Irons J. and Bivens J. (2010), “Government Debt and Economic Growth”, p. 8

Kumar , M. S.và Woo, J. (2010), “Public Debt and Growth”, Working Paper No. 10/174 (IMF)

Modigliani, F. (1961), “Long-Run Implications of Alternative Fiscal Policies and the Burdenof the National Debt”, Economic Journal, 71 (284), pp. 730-755.

Orszag P.R, Sinai A., và Rubin R.E. (1994), “Sustained budget deficits: longer-run u.s. economic performance and the risk of financial and fiscal disarray”

Pattillo, C., H. Poirson, and L. Ricci, (2002), “What are the Channels through which External Debt Affects Growth?” IMF Working Paper No. 04/15 (Washington: International Monetary Fund)

Reinhart, C. M. and K. S. Rogoff (2010), “Growth in a Time of Debt”, NBER Working Paper No. 15639.

Roodmand D. (2006), “How to Do xtabond2: An Introduction to “Difference” and “System” GMM in Sata”, working paper number 103, Center for Global Development.

Sala-I-Martin X. and Doppelhofer G. , Miller R. I., (2004), “Determinants of Long-Term Growth: A Bayesian Averaging of Classical Estimates (BACE) Approach”, American Economic Review, p.813-835

Schclarek, A. (2004), “Debt and Economic Growth in Developing Industrial Countries”, Mimeo.

Smyth, D. and Hsing, Y. (1995), “In search of an optimal debt ratio for economic growth”, Contemporary Economic Policy, 13:51–59.

Takeda M. and Ghura D. (IMF), Liu L. and Nehru V. (IDA) (2010), “Joint IMF/World Bank Debt Sustainability Analysis 2010”, IMF and World Bank.

PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU CÁC BIẾN SỐ CỦA INDONESIA Per capita Năm GDP 2001 0.043974 2002 0.045911 2003 0.053348 2004 0.060826 2005 0.066991 2006 0.07119 2007 0.07596 2008 0.066174 2009 0.041587 2010 0.057396 2011 0.069529 2012 0.057783 Nguồn: IMF, WB

PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU CÁC BIẾN SỐ CỦA MALAYSIA Per capita Năm GDP 2001 -0.00371 2002 0.039257 2003 0.053389 2004 0.066614 2005 0.059942 2006 0.07534 2007 0.078265 2008 0.055935 2009 -0.0188 2010 0.068263 2011 0.054354 2012 0.038934 Nguồn: IMF, WB

PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU CÁC BIẾN SỐ CỦA PHILIPPIN Per capita Năm GDP 2001 0.027706 2002 0.032091 2003 0.048089 2004 0.065748 2005 0.052346 2006 0.063043 2007 0.072864 2008 0.042646 2009 0.003307 2010 0.065555 2011 0.038187 2012 0.034154 Nguồn: IMF, WB

PHỤ LỤC 4: DỮ LIỆU CÁC BIẾN SỐ CỦA THÁI LAN Per capita Năm GDP 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: IMF, WB

PHỤ LỤC 5: DỮ LIỆU CÁC BIẾN SỐ CỦA VIỆT NAM Per capita Năm GDP 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: IMF, WB

PHỤ LỤC 6: THÂM HỤT NGÂN SÁCH ASEAN 5 (2001 – 2011) Đơn vị: %/GDP Năm 2000 Indonesia Malaysia -4.1 Philippines -3.7 Thailand Việt Nam Nguồn: IMF, WB

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á (asean 5) (Trang 26 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w