Nhóm chính sách tác động trực tiếp lên cung cầu vàng vật chất

Một phần của tài liệu Thị trường vàng việt nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 25 - 31)

3.2.1.1. Cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng, thay đổi thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu vàng Trong năm 2009, giá vàng thế giới theo xu hướng tăng mạnh (từ trên 870USD/ounce vào thời

điểm đầu năm 2009 và kết thúc năm 2009 với mức giá trên dưới 1.100USD/ounce).

Theo đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trên thị trường Việt Nam cũng có sự biến động cùng chiều với giá vàng thế giới và liên tục thiết lập nên những mốc giá cao chưa từng có trong lịch sử. Có những thời điểm giá vàng tăng gần gấp đôi so với mức giá được giao dịch vào đầu năm 2009. Kết thúc năm 2009, giá vàng tăng 19,16% so với năm 2008.

Cùng với việc tạo lập nên những đỉnh giá mới, thị trường vàng Việt Nam còn ghi nhận thêm những kỷ lục về khoảng chênh lệch ngày càng lớn giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới. Theo số liệu về giá vàng thu thập được trong năm 2009 có thể thấy, giá vàng bắt đầu đà tăng từ cuối quý 1 và tiếp tục tăng trong các quý kế tiếp. Đáng lưu ý, ngày 11/11/2009, giá vàng trong nước đạt mức kỷ lục 27,7 triệu đồng/lượng và nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới lên trên 3,8 triệu đồng/lượng. Cũng trong ngày này, NHNN cho phép nhập khẩu vàng sau hơn 1,5 năm ngừng cho phép nhập khẩu vàng bổ sung vào nguồn cung nhằm đáp ứng cầu vàng không ngừng gia tăng trong nước (Từ tháng 05/2008, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng nhằm kiềm chế lạm phát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô).

Biểu đồ 3.6: Giá vàng SJC và giá vàng thế giới (triệu đồng/lượng) tháng 10 và 11 năm 2009

NHNN cho phép tái NK vàng

Nguồn: SBV

Mặc dù NHNN cho phép tái nhập khẩu vàng nhằm gia tăng nguồn cung trong nước giúp hạ nhiệt giá vàng nhưng dường như vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đang tăng cao. Giá vàng sau đó vẫn tiếp tục tăng, tiếp tục thiết lập những đỉnh mới và độ vênh giữa giá vàng trong nước và thế giới (đã quy đổi sang VND có cộng thêm thuế và phí) vẫn không ngừng gia tăng.

Trong năm 2010, giá vàng thế giới tăng 29%6 (chủ yếu do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công

ở Châu Âu và nhu cầu tích trữ vàng của các NHTW không ngừng tăng cao). Trong khi đó, giá vàng trên thị trường Việt Nam tăng đến 35%.

Thị trường vàng năm 2010 chứng kiến hai cú sốc lớn vào tháng 2 và tháng 11. Sau một đêm, giá vàng trong nước giảm 1,5 triệu đồng/ lượng vào ngày 5 tháng 2 năm 2010 (do giá thế giới giảm và NHNN buộc các doanh nghiệp lớn gia tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường). Tuy nhiên đà giảm này cũng không duy trì được lâu (chỉ kéo dài cho đến hết ngày 10 tháng 2). Sang tháng 11, sau gần 1 năm kể từ “ngày thứ tư đen tối” (11/11/2009), giá vàng trong nước lại tiếp tục có những biến động bất thường. Trong khi giá thế giới giảm, giá vàng trong nước lại không ngừng gia tăng (có những thời điểm, tốc độ tăng giá vàng trong nước gấp nhiều lần so với thế giới).

Biểu đồ 3.7: Giá vàng SJC và giá vàng thế giới (triệu đồng/lượng) tháng 10 và 11/2010

Nguồn: SBV

Việc giá vàng trong nước “nhảy múa” liên tục đã gây ra những hệ lụy không hề nhỏ: người dân đổ xô theo giá vàng, khi giá vàng tăng cao và thiết lập những đỉnh mới, cầu vàng trong nước không những không giảm mà còn không ngừng gia tăng; kéo theo đó giá cả hàng hóa cũng tăng theo giá vàng… Để giảm nhiệt cho thị trường vàng, ngày 9/11/2011, NHNN tuyên bố cho phép nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên trong năm 2010, NHNN cho phép nhập khẩu vàng. Trong năm 2010, NHNN đã nhiều lần cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các đầu mối nhằm bình ổn giá nhưng dường như lượng vàng nhập khẩu (17.550kg, trị giá 712.524.000USD)7 vẫn chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu ngày càng tăng mà một trong những lý do làm cầu vàng trong nước tăng mạnh: nhu cầu đầu cơ.

Bảng 3.2: Tỷ trọng giá trị vàng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Chỉ tiêu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (tỷ USD) Nhập siêu (tỷ USD)

Vàng nhập khẩu (tỷ USD)

Tỷ trọng vàng NK trong tổng kim ngạch NK

Việc NHNN liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đã giúp gia tăng lượng cung trên thị trường, thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu, rút ngắn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, tác động của loại chính sách này không kéo dài được lâu. Bằng chứng là độ vênh giữa giá trong nước và thế giới thu hẹp không được là bao và nhanh chóng tái lập tình trạng cũ. Thêm vào đó, việc cho phép tái nhập vàng làm tăng cầu ngoại tệ, gây áp lực lên tỷ giá theo chiều hướng bất lợi và gia tăng thâm hụt thương mại (xem bảng 3.2).

Tình trạng kiểm soát chặt ở khâu nhập khẩu vàng nhưng lại buông lỏng ở khâu xuất khẩu dẫn đến việc các đơn vị kinh doanh vàng tận dụng cơ hội nhập khẩu vàng giá cao trong điều kiện giá trong nước đang tăng cao hơn giá thế giới để bán nhằm thu lợi. Sau đó, khi giá vàng trong nước giảm thấp hơn giá thế giới lại tranh thủ mua vào để xuất.

Số liệu thống kê ở bảng dưới cho thấy trong năm 2009, các đơn vị nhập khẩu vàng với giá cao trong khi xuất khẩu với giá thấp. Xét cho cùng, hành động này mặc dù đem lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu vàng nhưng lại gây tổn thất cho nền kinh tế, cho xã hội, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến người dân và tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Bảng 3.3: Tình hình xuất – nhập khẩu vàng của một số đơn vị năm 2009

Đơn vị

Sacombank SJC

PNJ

Ngoài việc cho phép nhập khẩu vàng và yêu cầu các đơn vị bán vàng để tăng cung nhằm bình ổn thị trường, Nhà nước còn tác động đến chính sách thuế xuất khẩu và nhập khẩu vàng thông qua thuế suất thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

Đầu năm 2011, thuế nhập khẩu vàng giảm từ 1% xuống còn 0% trong khi thuế xuất khẩu vàng tăng từ 0% lên 10%. Mục đích của chính sách này giúp giảm giá vàng nhập khẩu (vì lượng nhập

bị chi phối hoàn toàn bởi hạn ngạch được cấp) và tăng giá vàng xuất khẩu để hạn chế tình trạng xuất khẩu vàng, góp phần làm giảm tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu vàng.

Với việc đưa ra các giải pháp, các chính sách liên tục can thiệp vào thị trường vàng đã phần nào kiểm soát được tình trạng tăng cao bất thường của giá vàng trong nước nhưng khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn khá rộng (từ 1,5 – 1,7 triệu đồng/lượng), vượt xa kỳ vọng của Thống đốc NHNN (0,4 triệu đồng/lượng).

3.2.1.2. Cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền

Ngày 6 tháng 10 năm 2011, NHNN ban hành Thông tư số 32/2011/TT-NHNN cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền.Điều này có nghĩa là NHNN cho phép các NHTM bán vàng tồn quỹ (là lượng vàng mà các NHTM huy động và giữ hộ trong thời gian trước) để góp phần bìnhổn thị trường vàng. Đồng thời tái cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Thông tư này ngay lập tức tác động đến thị trường vàng Việt Nam. Giá vàng trong nước giảm mạnh, thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới. Tuy nhiên trạng thái trên không duy trì được lâu.

Nguyên nhân của việc không duy trì được tác dụng ban đầu mà Thông tư 32 mang lại có thể kể đến như: (i) Hạn chế sốNHTM được phép tham gia bán vàng (Chỉ có 05 NHTM và 01 công ty, nhóm G5+18, đủ điều kiện để thực hiện việc “bán vàng bình ổn”) và tỷlệ được bán ra không cao

(tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ); (ii) NHNN chỉ cho phép bán vàng mà vẫn chưa cho phép huy động vàng dẫn đến nguồn cung vàng bị đứt quãng, nên nhóm G5+1 không có nguồn để duy trì việc bán vàng để bình ổn thị trường.

3.2.1.3. Nhóm chính sách tác động đến huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các NHTM Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2000, quy định về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng của các TCTD, cho phép các NHTM huy động và cho vay vốn bằng vàng. Đồng thời được phép chuyển đổi vàng huy động sang VND để kinh doanh (số vàng chuyển đổi sang VND không quá 30% số vàng huy động). Giả định nếu NHTM huy động được 1000 lượng vàng với thời gian huy động là 1 năm, họ sẽ được chuyển đổi tối đa 300 lượng vàng sang VND để kinh doanh. Đến thời điểm hoàn trả, họ buộc phải mua vàng để trả cho người gửi. Mức tăng giá của vàng bình quân trong giai đoạn 2008 – 2011 là 31,27%/năm, trong khi hiệu quả sử dụng vốn chuyển đổi từ vàng sang VND thấp hơn so với mức tăng của giá vàng (chưa kể

chi phí huy động mà NHTM phải trả cho khách hàng) dẫn đến hiệu quả kinh doanh của NHTM kém (lỗ) và rủi ro thanh khoản sẽ tăng cao, đặc biệt đối với những NHTM có tỷ trọng huy động vốn bằng vàng trong tổng vốn huy động cao.

Ngày 29 tháng 10 năm 2010, NHNN cho ra đời Thông tư số 22/2010/TT-NHNN. Mục đích để hạn chế tình trạng đầu cơ trên TTV và kiểm soát việc huy động cũng như sử dụng vốn bằng vàng của các TCTD. Theo đó (1) Các TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá; (2) không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng; (3) không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác.

Điều đáng lưu ý trong thông tư này là không cho phép các TCTD chuyển đổi vàng huy động thành VND và các hình thức bằng tiền khác; đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây cần phải giảm dần số vốn được chuyển đổi thành tiền này và tất toán chậm nhất vào ngày 30 tháng 06 năm 2011. Như vậy Thông tư này đã góp phần làm tăng nhu cầu vàng miếng trên thị trường của các NHTM có huy động vốn bằng vàng, tiếp tục làm căng thẳng thêm tình trạng mất cân bằng cung – cầu trên TTV, đẩy chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên cao.

Biểu đồ 3.8: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tháng 10 và 11 năm 2010

TT 22/2010 của NHNN

Ngày 29 tháng 4 năm 2011, NHNN ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD. Theo đó Thông tư này đã chấm dứt hiệu lực thi hành của Thông tư số 22/2010/TT-NHNN (29/10/2010) của Thống đốc NHNN, quy định về việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD, kể từ ngày 01/05/2011. Như vậy, kể từ 01/05/2011, các TCTD chỉ được phép phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng khi thiếu hụt và việc phát hành chứng chỉ này sẽ chấm dứt vào ngày 01/05/2012. Tuy nhiên, cũng như các chính sách khác, tác động của Thông tư này cũng không mấy rõ ràng và hiệu quả duy trì không lâu.

Gần đây, ngày 27 tháng 4 năm 2012, SBV ban hành Thông tư số 12/2012/TT-NHNN quy định chấm dứt phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng và hiệu lực thi hành của Thông tư số 32/2011/TT-NHNN. Thông tin về sự ra đời của thông tư này tác động không nhiều đến TTV nhưng dẫn đến một “biến tướng” trong hoạt động huy động vốn bằng vàng của các TCTD. Đó là việc các NHTM nhận giữ hộ vàng cho khách hàng, khách hàng không những không phải trả phí mà còn được Ngân hàng nhận giữ hộ trả tiền.

Một phần của tài liệu Thị trường vàng việt nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w