Những địa danh chỉ sông, hồ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình tây bắc (Trang 39 - 42)

Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).

Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhị.

3.4.2. Sông Bưởi

Sông Bưởi hay còn gọi là sông Sòi, phụ lưu của sông Mã. Sông này ban đầu có hai nhánh, chảy gần như song song. Một nhánh bắt nguồn từ vùng Núi Chu, gần Suối Rút (huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 450 m, nhánh kia bắt nguồn từ gần thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc cùng tỉnh. Cả hai nhánh này đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, cách hồ này khoảng 7-10 km. Hai nhánh này chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua địa phận huyện Tân Lạc, hợp lưu tại khu vực phía tây nam thị trấn Vụ Bản của huyện thành một dòng trước khi hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km rồi chảy qua huyện Lạc Sơn cùng tỉnh, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Đến gần Dốc Lào trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành. Tới địa phận các xã Thạch Định, Kim Tân, nó đổi hướng thành bắc-nam và chảy ngoằn ngoèo qua địa phận huyện Vĩnh Lộc để sau cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km², độ cao trung bình 247 m, độ dốc trung bình 12,2%, mật độ sông suối 0,59 km/km². Tổng lượng nước 1,65 km³, tương ứng với lưu lượng bình quân 52,2 m³/s và

môđun dòng chảy năm 27,7 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 80,4% lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng 9-10 (chiếm 27,9% lượng dòng chảy cả năm).

3.4.3. Sông Bôi

Sông Bôi bắt nguồn từ vùng Núi Hang (thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 300 m, chảy qua các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) và các huyện Nho Quan, Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình). Sông Bôi hợp lưu với sông Hoàng Long tại giáp ranh giữa xã Đức Long (huyện Nho Quan) và xã Gia Phú (huyện Gia Viễn). Chiều dài tổng cộng khoảng 125 km. Diện tích lưu vực 1.550 km², độ cao trung bình 173 m, độ dốc 9,6%. Mật độ sông suối 0,81 km/km². Tổng lượng nước 1,43 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình 44,7 m³/s.

Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km), với 2,2 triệu người sinh sống. Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Dự kiến sắp xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu ở thượng nguồn con sông này.

Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.

Sông Mã bắt nguồn từ phía Nam tỉnh Điện Biên chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La, qua lãnh thổ Lào, rồi tới tỉnh Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn.

Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s.

Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.

Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.

Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn".

Ở Lào, sông Mã được gọi là nậm Mã với nậm nghĩa là sông thường dùng ở miền Trung Lào.

Sử Việt còn gọi sông Mã là Lỗi Giang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm địa danh địa hình tây bắc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w