đấu của cha ông vẫn không ngừng lên án cái xấu và cái ác. Họ đưa vào trong văn chương những bộ mặt “ chó đểu” nhất của xã hội. Không còn bị kìm kẹp bởi lễ nghi phong kiến, văn chương hiện đại có thể thỏa sức phơi bày những căn bệnh xã hội. Vũ Trọng Phụng đã dựng lên trong trang viết của ông cả một “Tấn trò đời”. Tất thảy những gì được gán mác văn minh, tiến bộ điều hóa ra suy đồi, kệch cỡm. Một đám ma to hội tụ tất cả những gì lố lăng bát nháo. Một đám ma mà ai nấy điều vui mừng hí hửng. Không có lấy một giọt nước mắt nhỏ xuống cho người đã khuất mà chỉ có tiếng khóc giả tạo “Hứt!..Hứt!..Hứt!..” để che giấu một màn thanh toán sòng phẳng. Nó nói lên cái bản chất đê tiện của lão Phán, cái thói háo danh đến gàn dở của cụ cố Hồng, cái vô tình bạc nghĩa của đám cháu con. Phải chăng Vũ Trọng Phụng muốn bôi đen cuộc sống? Không, ông chỉ “ muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Ông nói lên cái khao khát của một xã hội tốt lành lương thiện, nơi người ta sống với nhua bằng những chân giá trị và bằng tình yêu thương. Giọng phê phán nổi rõ trong từng câu chữ của Số đỏ, cái mỉa mai ấn giấu một nụ cười cay đắng, một giọt nước mắt vị đời.
Tôi biết một nhà văn. Dù người ta gọi ông bằng danh xưng cao quý nào chăng nữa, ấn tượng của tôi về ông đó là kẻ đau nỗi đau của những giấc mộng phù phiếm của Pa-ri. Đó là Ban-dắc. Ông đã dựng lên “tấn trò đời” của xã hội Pháp để người đọc không thể dửng dưng. Thử hỏi ai có thể dửng dưng trước hình ảnh lão Gô-ri-ô, khốn khổ cả đời vì con cuối cùng chết trong đơn độc, chỉ nhận được giọt nước mắt thương vay của một người không cùng máu thịt. Mô tả những sự xói mòn đạo đức xảy ra như cơm bữa như thế, nhà văn gửi
gắm cái khát vọng thay đổi xã hội phù phiếm, vô cảm lúc bấy giờ. Đó là lí do cả thế giới tôn vinh ông.”
(Bài đạt giải nhất năm 2014)
9. “Xtăng- đan đã từng nhấn mạnh:”Văn học là tấm gương lớn di chuyển dọctheo đường đời”. Chức năng của văn học là phản ánh thực tại khách quan của theo đường đời”. Chức năng của văn học là phản ánh thực tại khách quan của cuộc sống. Văn học chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy hình tượng. Nghệ thuật là bông hoa trong gương, là vầng trăng dưới mặt nước. Cuộc sống đi qua lăng kính cá nhân chủ quan của nhà văn sẽ trở thành những hình tượng sống động. Cái đẹp là một trong những đối tượng đầu tiên và quan trọng mà văn học phản ánh. Cái đẹp là sự hoàn thiện ở mức độ cao nhất khiến cho mọi người phải nâng niu, ngưỡng vọng và đề cao. Đó có thể là vẻ đẹp thiên nhiên tươi mơn mởn và tràn đầy sức sống, tinh khôi, thanh tú:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)
Văn học phản ánh nhiều đề tài, nhưng trọng tâm nhất vẫn là con người. Văn chương đề cao con người dưới những hình thức nghệ thuật khác nhau. Nguyễn Du , đại thi hào dân tộc, trong tuyệt tác Đoạn trường tân thanh dựng nên hai bức chân dung của chị em Thúy Kiều đã trở thành mẫu mực của cái đẹp biết bao thời:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Hay như
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Tài năng và những phẩm chất tốt đẹp của con người cũng được rất nhiều nhà văn thể hiện trong sáng tác của mình. Đó là chàng trai Lục Vân Tiên luôn sống trọn đạo tình nghĩa, một nàng Kiều “hiếu nghĩa đủ đường”, một tay lái ra
hoa của ông lái đò trên sông Đà, là vẻ đẹp và phẩm chất một thanh niên thời đại của “sợi chỉ xanh óng ánh” – Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng. Cái đẹp luôn là đích đến cuối cùng của văn chương. “Nhà văn luôn là người dẫn đường để đưa người đọc tới xứ sở của cái đẹp” như ai đó từng khẳng định.”
(Bài đoạt giải Nhất năm 2014)