1. 2.2.2 Nhiệm vụ
2.1. Nhu cầu tin của cán bộ giảng viên chuyên ngành giao thông vận tả
2.1.1 Các hoạt động giảng dạy ở các khoa theo chuyên ngành GTVT
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành GTVT đã có những đóng góp quan trọng về nguồn nhân lực GTVT cũng như các công trình GTVT trên cả nước. Trong những thành tựu mà ngành GTVT đạt được có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ CB – GV chuyên ngành GTVT củatrường ĐH GTVT HN, những người đã góp phần đào tạo ra hàng ngàn kỹ sư chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ngành. Trong quá trình giảng dạy tại Trường, đội ngũ CB – GV nói chung và nhóm CB –GV chuyên ngành nói riêng luôn mong muốn nhận được những TT kịp thời, đầy đủ và chính xác để phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy của mình. Qua tìm hiểu hoạt động giảng dạy của 3 khoa: công trình, cơ khí và kinh tế vận tải là 3 khoa lớn thuộc chuyên ngành GTVT mà Nhà trường đào tạo ta thấy:
- Khoa công trình: Là khoa có truyền thống đào tạo và NCKH, đảm nhận công tác đào tạo đại học và sau đại học ngành xây dựng cầu đường, NCKH và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng giao thông. Khoa có 217 CB –GV, trong đó 50% có trình độ trên đại học. Đội ngũ CB – GV của khoa luôn quan tâm đến việc khai thác được các nguồn TT phù hợp với các môn học ( phụ lục 4), đặc biệt là nguồn tin có tại Trung tâm
(xem phụ lục 7) để trợ giúp tốt cho quá trình giảng dạy. Trong tương lai, khoa đang cố gắng phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo tương đương với trình độ các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
- Khoa cơ khí: Nơi đào tạo hơn 7000 kỹ sư, hơn 100 thạc sỹ, 15 tiến sỹ và hoàn thành hàng trăm các đề tài NCKH. Toàn khoa hiện có 94 giảng viên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, đội ngũ CB – GV của khoa luôn tìm kiếm những TT thiết thực để trợ giúp cho công tác giảng dạy các môn chuyên ngành của khoa (phụ lục 5), trong đó phải kể đến số giáo trình thuộc chuyên ngành của khoa (xem phụ lục 8). Trong tương lai, khoa sẽ tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao trong thiết kế, chế tạo, khai thác các sản phẩm cơ khí.
- Khoa kinh tế vận tải: Là nơi duy nhất trong cả nước đào tạo đại học, cao học, tiến sỹ về ngành vận tải, kinh tế, quản lý GTVT. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ trên đại học hiện nay của khoa là 60%. Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm trở lại đây, các bộ môn trong khoa đã chỉnh lý và biên soạn mới hơn 50 giáo trình, bài giảng thuộc các lĩnh vực công nghệ vận tải, kinh tế GTVT, và các môn chuyên ngành cho đào tạo đại học và sau đại học (phụ lục 6 + 9). Khoa đang tập trung để nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng một số chuyên ngành mới trong đó đặc biệt chú ý đến lĩnh vực khai thác vận tải để đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tích cực tham gia các chương trình NCKH phục vụ sản xuất của ngành.
2.1.2. Các hoạt động NCKH và những sản phẩm/ dịch vụ chính của CB – GV ở các khoa chuyên ngành GTVT
GTVT là một ngành sản xuất vật chất và dịch vụ đặc biệt,trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình GTVT cơ bản: Vận tải đường sắt, vận tải đườngbộ, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên vật liệu rời).
Ngành GTVT luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển, bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được trường ĐH GTVT HN quan tâm. Ngoài học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy, giảng viên trong trường còn tích cực tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Trường. Hàng năm các giảng viên trong trường còn hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu sinh viên. Nhằm không ngừng nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước trung bình tiên tiến
trong khu vực, Nhà trường luôn luôn tạo điều kiện khuyến khích và giúp đỡ giáo viên trẻ tham gia và chủ trì các đề tài NCKH và hướng dẫn sinh viên NCKH.
Tại trường ĐH GTVT HN, đội ngũ CB – GV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua các công trình NCPT. Hàng năm, CB – GV chuyên ngành GTVT đã tích cực tham gia NCKH. Các lĩnh vực họ quan tâm nghiên cứu chủ yếu là những lĩnh vực mang tính chất chuyên ngành như: Xây dựng các công trình cầu đường, công trình giao thông thành phố, tín hiệu giao thông, kinh tế giao thông, kỹ thuật máy, cơ khí ô tô….(xem Phụ lục 1: Danh mục các báo cáo NCKH của CB – GV trường ĐH GTVT HN hoàn thành trong giai đoạn 2005 – 2010).
Nhờ có các công trình NCKH của CB – GV của trường, ĐH GTVT HN đã trở thành một đối tác tin cậy với nhiều doanh nghiệp bằng việc hợp tác thông qua hàng trăm hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức với giá trị trung bình 20 tỷ đồng mỗi năm, đã phần nào khẳng định công tác NCKH tại ĐH GTVT đang phát triển đúng hướng.
Vị thế của Trường được khẳng định khi ngày một nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành GTVT tìm tới đây để hợp tác nghiên cứu, sản xuất. Trong những năm qua, ĐH GTVT đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp GTVT, như đề tài “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cung cấp cát cho đầu máy”, “Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng... liên kết với TCT Đường sắt VN; “Chế tạo dầm thép liên hợp sử dụng cho cầu vượt thành phố và khu đô thị”, “Công nghệ thi công bê tông cốt thép dự ứng lực bằng đà giáo di động”... với các TCT Xây dựng công trình giao thông; “Tính toán thiết kế trạm trộn cấp phối năng suất 80-100 tấn/giờ”, “Sản xuất thử mẫu ô tô tải nhỏ phục vụ giao thông nông thôn và miền núi”, “Sử dụng nhiên liệu sạch trên phương tiện vận tải đường bộ”... với TCTCN Ô tô VN.
Những năm gần đây, việc phối hợp với doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đã nâng vị thế và uy tín của Đại học GTVT đối với các đơn vị sản xuất. Nội dung chương trình đào tạo của Trường cũng được thay đổi để gắn kết chặt chẽ
quá trình đào tạo với thực tiễn sản xuất. Chất xám của các nhà khoa học đã được phát huy tối đa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt.
Nhiều đề tài NCKH đã cho ra đời những sản phẩm đang được ứng dụng, như mô hình cấu trúc hệ thống giao thông thông minh sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện trong nước, phản ứng được với các thay đổi tức thời của tình hình giao thông.
Đặc biệt, Đại học GTVT còn thành lập riêng một cơ sở theo mô hình kết hợp đào tạo –NCKH, đó là Viện Khoa học và công nghệ xây dựng giao thông.
Trong những năm qua Viện đã nghiên cứu rất nhiều đề tài khoa học có ý nghĩa và có tính thực tiễn cao như giải pháp nâng cao tuổi thọ và sửa chữa cầu trên cơ sở vật liệu sợi polyme, bê tông chất lượng cao trên cơ sở vật liệu Nam Bộ, bê tông cát, thành phần và công nghệ bê tông cường độ cao (đề tài này đã áp dụng trong các công trình cầu lớn như Bãi Cháy,Cần Thơ, quốc lộ 10), công nghệ mới bê tông tự đầm, công nghệ thi công trên dàn giáo di động, thép không gỉ. Hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ cũng là một thế mạnh của Viện. Chủ yếu thông qua các hội thảo chuyên đề và hợp đồng thiết kế tư vấn, kiểm định và đánh giá công trình, Viện Khoa học và công nghệ Xây dựng giao thông đã tham gia nhiều dự án như thiết kế các cầu lớn trên đường Hồ Chí Minh, đánh giá chất lượng cầu Bính, cầu Bãi Cháy; thiết kế công nghệ cầu bê tông cốt thép có chiều cao thấp đã được đưa vào sản xuất và sử dụng cho nhiều cây cầu ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Rất nhiều sản phẩm giàu chất xám, thiết thực cho cuộc sống vẫn đang được các nhà khoa học tâm huyết của ĐH GTVT ấp ủ. Đưa những sản phẩm của mình vào sử dụng và giúp ích cho sự phát triển xã hội là mong ước của tất cả những con người đang ngày đêm say mê NCKH.
Từ những thành tích đã đạt được trong công tác NCKH của CB – GV của nhà trường cho thấy rằng công tác NCKH của trường luôn được chú trọng quan tâm phát triển và ngày càng có những công trình thiết thực phục vụ trong lĩnh vực GTVT của đất nước.
Để thực hiện các công trình NCPT, CB – GV đã tiếp cận và sử dụng trực tiếp nhiều nguồn tin có tại Trung tâm TT-TV (xem Phụ lục 2: Danh sách các tài liệu tham khảo của các báo cáo NCKH của CB-GV trường ĐH GTVT HN). Qua Danh mục này có
thể thấy những đóng góp quan trọng của Trung tâm trong thành công của các đề tài NCPT của CB-GV trường ĐH GTVT HN. Tuy nhiên cũng thấy rằng, số lượng TL tham khảo không nhiều (trung bình ~ 4 TL tham khảo/ 1 đề tài nghiên cứu), và phần lớn TL tham khảo của các tác giả làm đề tài NCKH là tài liệu trong nước, chỉ có 18/80 (~ 20%) là TLnước ngoài bằng tiếng Anh.
Qua đối chiếu các TL tham khảo của các báo cáo NCKH của CB –GV trường ĐH GTVT HN hoàn thành trong giai đoạn 2005 – 2010 với nguồn lực TT hiện tại của Trung tâm có thể thấy trong số 80 TL tham khảo trên chỉ có 24 TL có tại TV (khoảng 30%). Còn lại là tác giả tự đi tìm kiếm TL từ các nguồn bên ngoài. Từ kết quả này, Trung tâm là cần thường xuyên tiến hành nghiên cứu nhu cầu thông tin của CB – GV trong trường để có những chính sách bổ sung các nguồn TL phù hợp với họ phục vụ tốt cho quá trình NCPT, góp phần vào sự nghiệp đào tạo của Nhà trường.
So sánh các TL chuyên ngành có tại Trung tâm và các môn học của khoa công trình(phụ lục 4), các môn học cơ khí chế tạo máy (phụ lục 5), các môn học khoa kinh tế vận tải (phụ lục 6) có thể thấy nguồn TL chuyên ngành của Trung tâm khá phù hợp với việc giảng dạy tại trường.
2.1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin là cán bộ - giảng viên chuyên ngành GTVT và nhu cầu TT của họ
Theo số liệu thống kê tháng 10/2009 số lượng cán bộ - giảng viên – công nhân viên tại trường ĐH GTVT là 1003 người, trong đó số lượng giảng viên là 726 (chiếm 72%). Trường ĐH GTVT HN là một trường đại học chuyên ngành, do đó nhu cầu tin của nhóm NDT này cũng chủ yếu tập trung sử dụng những TL mang tính chất chuyên ngành GTVT.
Nói chung, dội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là chủ thể chính của hoạt động TT, họ thường cung cấp TT qua bài giảng, các bài báo, bài tạp chí, công trình NCKH được công bố, các đề xuất, kiến nghị. Để làm tốt công tác giảng dạy cũng như NCKH, bản thân họ luôn có nhu cầu tiếp nhận TT mới để nâng cao kiến thức và thực hiện có hiệu quả các công trình NCPT.Do đặc điểm nghề nghiệp và trình độ nên họ có những nhu cầu
TT khác với các nhóm NDT khác. Họ cần những TT định hướng chiến lược, dự báo chung, ưu tiên những số liệu tổng hợp ở dạng văn bản được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước. Bởi vì họ mong muốn nhận được khối lượng TT lớn ở mọi lĩnh vực có liên quantrong khi họ không có nhiều thời gian nên cần phải cung cấp cho họ những TT/ TT cập nhật,chính xác, ngắn gọn và đầy đủ.
Mục tiêu của nhóm NDT này là nhận diện và nghiên cứu các quy luật khách quan của tự nhiên, các thành tựu khoa học chưa được áp dụng. Thông thường cán bộ nghiên cứu phải theo đuổi một số hướng đề tài cụ thể tương ứng với chủ đề môn học phải giảng dạy cũng như chủ đề của đề tài NCPT, do đó việc tiếp nhận thông tin để thường xuyên cập nhật kiến thức là một hoạt động không thể thiếu hằng ngày. Do tính chất công việc, nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy luôn đòi hỏi có sự sáng tạo, luôn tìm tòi và phát hiện các vấn đề mới. Họ mong muốn cập nhật kiến thức từ các nguồn TT trong và ngoài nước. Thông tin họ cần thường mang tính chất chuyên ngành, cả lý luận và thực tiễn, thời sự, liên quan đến lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, kết quả công trình NCKH, các đề tài đã và đang tiến hành, các hoạt động khoa học được triển khai, ...
Mặt khác, cán bộ nghiên cứu – giảng dạy là những người đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường và của ngành giáo dục. Tại một trường đại học mang tính chất chuyên ngành như ĐH GTVT, giảng viên là người trực tiếp truyền tải kiến thức cho sinh viên, người quyết định phần lớn chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư cho ngành GTVT và các ngành khác liên quan. Trước hết CB-GV ở đây phải có sự hiểu biết sâu sắc về ngành khoa học công nghệGTVT, cần được cập nhật kiến thức về chuyên ngành GTVT và những lĩnh vực liên quan. Nguồn tin mà nhóm NDT này quan tâm chắc chắn phải là các báo – tạp chí liên quan trực tiếp đến lĩnh vực GTVT vàcác loại sách nghiên cứu, sách tham khảo và sách tra cứu, ...
Tóm lại, qua khảo sát thực tế tại Trung tâm thì số lượng CB – GV đến sử dụng trực tiếp TL tại Trung tâm chỉ chiếm 3% –5% tổng số NDT tại Trung tâm, số lượng CB – GV sử dụng TL của Trung tâm qua việc mượn TL về nhà chiếm 10% - 12%, số lượng CB – GV tìm kiếm và sử dụng nguồn TT của Trung tâm thông qua hệ thống CSDL của
Trung tâm chiếm khoảng 20%. Có thể lý giải vấn đề này là do quỹ thời gian của CB – GV của trường hạn chế, và do nhu cầu đặc thù của công việc chuyên ngành GTVT, họ phải thường xuyên đi khảo sát các công trình, hạng mục chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm thực tế nhằm phục vụ cho quá trình lãnh đạo, giảng dạy tại trường nên ít đến đọc tại các phòng đọc của Trung tâm.
2.1.4. Khung đề mục chủ đề thông tin của CB – GV chuyên ngành GTVT
Khái niệm: Khung đề mục chủ đề là tập hợp các đề mục chủ đề là ngôn ngữ tư liệu được sử dụng để mô tả một cách ngắn gọn chủ đề và góc độ nội dung cũng như hình thức của TL. Khung đề mục chủ đề được sắp xếp theo một trật tự nhất định phù hợp với nội dung thôngtin của chủ đề được tiến hành xây dựng.
Mục đích, ý nghĩa:
- Giúp người đọc dễ dàng nhận biết được nội dung mà khung đề mục chủ đề đề