7. Cấu tr úc khoá luận
2.2.3 Sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng
Đây là hình thức phổ biến nhất, kết hợp được cả hai hình thức trên. Thông qua mạng,
người dùng tin có thểkhai thác, sử dụng thư viện nhanh chóng, dễdàng, tiện lợi. Cùng một lúc
họcó thể tiếp xúc với nhiều sản phẩm TT - TV: tra cứu thông tin - tài liệu, truy cập các CSDL,
gửi và nhận yêu cầu tư vấn...Việc này cũng kích thích và rèn luyện kỹnăng lựa chọn, tìm kiếm
thông tin của người dùng tin. Môi trường mạng cũnglà nơi tốt nhất cho quảng bá các hoạt động của Thư viện.
Những sản phẩm được phổ biến trong môi trường mạng:
Giao diện trang tra cứu OPAC
Đây là một CSDL khá hiện đại, luôn được cập nhật thường xuyên. Người dùng tin có thể
tra cứu CSDL này thông qua Website của Thư viện trên mạng nội bộ của Học viện và mạng MISTEN (phần tra cứu của Module Trang chủ). Tuy nhiên, do mạng Học viện không ổn định
nên việc tra cứu hay bịgián đoạn.
-Cơ sở dữ liệu vũ khí
Bao gồm các tài liệu vềvũ khí đã được sốhoá hoặc dữ liệu thư mục của tài liệu. CSDL
này phục vụ rất tốt cho nhu cầu của Học viên chuyên ngành vũ khí. Người dùng tin tra cứu CSDL này trên Website của Thư viện.
Giao diện tra cứu CSDL môn học
CSDL môn học bao quát các tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học trong Học viện. Việc xây dựng CSDL môn học cơ bản cũng được thực hiện trên môdun “CSDL môn
học” cùng một giao diện với màn hình tra cứu Libol tương tự như xây dựng CSDL các tài liệu
khác. Phần tài liệu cho từng môn học được biên mục theo các trường như các biểu ghi bình thường. Ngoài ra, cần nhập tên khoa, bộmôn, các môn học của từng khoa. Mỗi môn học được
mã hoá bằng một ký hiệu (Ký hiệu môn học do phòng đào tạo xác lập chung cho toàn Học viện). Trong phần tra cứu, giao diện chính vẫn là giao diện tra cứu OPAC của phần mềm Libol bao gồm: tra cứu chung, sách, luận án, tài liệu toàn văn… trong đó phần cuối của liệt kê bổ sung
thêm phần CSDL môn học.
- Sách điện tử
Cung cấp sách điện tử của tất cả các khoa, chuyên ngành trong trường: Công nghệthông
tin, Toán học, Cơ học, Vật lý, Hoá học...Hiện nay thư viện cung cấp khoảng 2.750 tên tài liệu
sách điện tử.
CSDL sách điện tửđược chia theo từng khoa đào tạo, mỗi khoa lại chia thành từng bộ môn rất thuận tiện cho tra cứu, tìm kiếm và sử dụng đối với người dùng tin. Cán bộ, học viên, sinh viên có thể download miễn phí sách điện tửnày phục vụ cho học tập, nghiên cứu.
Giao diện trang sách điện tử
CSDL sách điện tử hiện nay được sử dụng khá đều đặn, thường xuyên bổ sung từ nhiều nguồn (mua, trao đổi, đóng góp, tặng...). Bạn đọc tra cứu sách điện tử trực tiếp từ Website của Học viện: http://mta.edu.vn hoặc thông qua tra cứu OPAC của Thư viện, phần tra cứu sách điện tử(cũ).
- Tạp chí Khoa học và kỹ thuật
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật bằng tiếng Việt, có tiêu đề tiếng Anh xuất bản hàng quý từ năm 1979.
Song song với bản điện tử, Tạp chí cũng xuất bản trên giấy, được xửlý và đưa ra phục vụ
Giao diện chính của Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật (Journal of Science and Technique) là chuyên san
nhằm công bố, giới thiệu các các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội. Tạp chí là một cơ quan ngôn
luận về khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước của Học viện Kỹ thuật Quân sự bao gồm các lĩnh vực
sau: Cơ học, Cơ khí, Điện tử, Điện tử - Điều khiển, Động lực, Vũ khí, Xây dựng công trình, Hóa
học, Vật lý, Toán học, Tin học, Xã hội nhân văn, Thông tin Khoa học quân sự, Tin ngắn Kỹ
thuật quân sự.
Đây là một tạp chí có uy tín trong toàn quân, được sử dụng rộng rãi.
Bạn đọc truy cập Tạp chí điện tử qua Website của Thư viện đểđọc trực tuyến hoặc theo
dõi qua bản giấy (nếu đăng ký đặt mua).
- Bản tin điện tử:
Bản tin điện tử với các nội dung chuyên về các vấn đề KHCN, giáo dục - đào tạo, tin tức Học viện và các thông tin tư liệu mới xuất bản không định kỳ, dưới dạng điện tử trên Website và bản giấy.
Bản tin điện tử dạng Website có thể được truy cập miễn phí tại Website của Thư viện Học viện, Bản giấy được cấp phát miễn phí trong Học viện (các khoa và bộmôn) và gửi tới các đối tượng đã đăng ký.
Giao diện Bản tin điện tử
- Nguồn tin điện tửtrên mạng
Hàng năm sốlượng nguồn tin điện tửkhông ngừng tăng lên với sự bổ sung, cập nhật từ
nhiều nguồn khác nhau: các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Website của các cơ quan Đảng, Chính
phủ...Các hình thức bổsung: trao đổi, mua bán, truy nhập các Website...
Các CSDL và nguồn tin trên mạng được khai thác chủ yếu qua mạng. Bằng hình thức này giúp người dùng tin nhận được thông tin, tài liệu mới với mức độ cập nhật cao.
Các sản phẩm này được phân phối thông qua Website của Thư viện Học viện KTQS:
Website của Thƣ viện hiện nay khá đầy đủ các module: trang chủ, giới thiệu, tra cứu...hỗ trợ rất nhiều cho người dùng tin khi truy cập qua mạng (hướng dẫn tra cứu, đặt trước tài
Giao diện Web của Thư viện Học viện KTQS
Website được cung cấp qua mạng Intranet của Học viện, mạng MISTEN của Trung tâm
Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng.
Các sản phẩm trên hầu hết đều không giới hạn quyền truy cập cho đối tượng người dùng tin đã đăng ký tại Thư viện; ngoài ra cũng trao quyền tương tự đối với các đối tượng được cấp quyền tham gia mạng MISTEN. Thư viện đã tiến hành nhiều công tác quảng bá hình ảnh hoạt
động, các sản phẩm của mình nhằm giới thiệu cơ quan một cách trung thực và rộng rãi nhất trong
Quân đội.
2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá tại Thƣ viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
2.3.1 Quảng bá qua Website
Hiện tại, Thư viện Học viện KTQS đang quản lý Website của mình trong mạng Intranet của Học viện, đồng thời đưa Website này lên mạng MISTEN của Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng.
Trang Web của Thư viện Học viện KTQS
Website được tổ chức với các modole chính sau: Trang chủ, Giới thiệu chung, Giới thiệu
thư viện, Tra cứu, Dịch vụ, Trợgiúp.
- Trang chủ: trang chủ chứa các thông tin giới thiệu về thư viện, các dịch vụ được cung cấp,
hình thức tra cứu và trợgiúp của Thư viện.
- Giới thiệu chung: tại đây đăng tải các thông tin về Học viện KTQS, Phòng Thông tin Khoa
học Quân sự: lịch sửhình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu, cơ cấu tổ chức, địa chỉliên hệ, lãnh đạo qua các thời kỳ. Những thông tin này giúp người dùng tin hiểu rõ hơn vềcơ
quan cấp trên quản lý của Thư viện.
- Giới thiệu thư viện: module này giúp người dùng tin tiếp cận với Thư viện qua các mục sau: lịch sửhình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng - nhiệm vụ, lịch phục vụ, tiềm lực thư
viện, bản đồthư viện, nội quy thư viện.
- Tra cứu: bao gồm các hình thức tra cứu: cơ sở dữ liệu trực tuyến OPAC, sách điện tử, tạp chí
Khoa học & Kỹ thuật, cơ sở dữ liệu vũ khí.
- Dịch vụ: mượn trả tài liệu, phòng đọc tự chọn, phòng đọc báo tạp chí tự chọn, phòng đọc sau
- Trợgiúp: bao gồm tìm kiếm trong CSDL, ghi phiếu mượn tài liệu, bảng phân loại BBK, liên
hệ.
Website của Thư viện thể hiện một khối lượng thông tin lớn, phản ánh được toàn bộquá trình phát triển và hoạt động của Thư viện cùng với nguồn tài nguyên, bộsưu tập. Qua đó, người
dùng tin có thể dễdàng tiếp cận với hoạt động của Thư viện và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà Thư viện cung cấp nhanh chóng, tiện lợi.
Cách trìnhbày của Website đơn giản, khoa học.
2.3.2 Viết bài và đưa tin trên các Website uy tín
Đây là một hình thức đã được sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết, thông tin được
đăng tải trên Mạng Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng và các website của các cơ
quan quân đội khác trong mạng MISTEN như: Thư viện Quân đội, Thư viện các quân khu, quân
chủng, binh chủng...
Kết quảtìm kiếm với từkhoá "Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự"
2.3.3 Đăng ký quảng bá miễn phí trên các Website
Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện tại đăng ký quảng bá trên mạng MISTEN và đặt đường link của mình trên website này. Ngoài ra, các cơ quan khác được liên kết trong mạng
MISTEN cũng có link đến Thư viện như: Thư viện Quân đội, Quân khu 3, Học viên Quốc
phòng…
Đường link của Học viện KTQS trên mạng MISTEN
2.3.4 Banner, logo quảng bá
Thư viện Học viện KTQS không có Banner và Logo riêng mà sử dụng chung với cơ quan
cấp trên của mình là Phòng thông tin Khoa học Quân sự.
Banner của Phòng Thông tin Khoa học Quân sự
Banner được thiết kếđơn giản, với chữmàu vàng trên nền đỏ bắt mắt. Đây là kiểu banner
2.3.5 Maketing truyền miệng
Đây là hoạt động thường xuyên do chínhcác cán bộthư viện thực hiện. Khi có sách mới,
cán bộngoài việc trưng bày trong các tủ, giá trưng bày hay chiếu hình ảnh trên màn hình tivi (tại
phòng mượn tầng 1 nhà H5) thì cũng thông báo trực tiếp với người dùng tin có nhu cầu tin liên quan (do giáo trình thường được phân loại theo khoa nên việc xác định nhu cầu tin dễdàng hơn).
Đặc thù của Thư viện Học viện KTQS là đối với sách tham khảo hay luận văn, luận án, đồán thì bạn đọc cần tra sốđăng ký cá biệt hoặc ký hiệu phân loại trước khi đưa yêu cầu cho cán
bộ. Tuy nhiên với giáo trình thì việc này không cần thiết, học viên có thể nhờđến sựgiúp đỡ của
cán bộthư viện khi không nhớhoàn toàn tên tài liệu. Do tài liệu được sắp xếp theo khoa, cán bộ thư viện nắm chắc vịtrí, sốlượng tài liệu trong kho ngay cả với trường hợp tài liệu tái bản có tên khác hoặc tên tài liệu mà học viên tìm được không hoàn toàn chính xác. Khi đó, chính cán bộthư
viện là người gợi ý, giúp học viên nhận được tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình. Việc này cũng góp phần làm giảm khoảng cách giữa người dùng tin và nhu cầu tin, tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộvà người dùng tin và thể hiện rõ nhất kho tài liệu của Thư viện.
Thư viện cũng tham gia các cuộc thi kể sách, nói chuyện sách, điểm sách trong hệ thống
thư viện Quân đội.
2.3.6 Tờrơi
Việc phát tờ rơi thường được thực hiện vào đầu các kỳ học. Thư viện phát các tờrơi cho
học viên, đặc biệt là học viên tại cơ sở 2 Thành phốVĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Cơ sở 2 tại Vĩnh Yên chỉ lưu giữ một phần tài liệu rất nhỏ so với vốn tài liệu của Thư viện. Các tài liệu này chủ yếu là
giáo trình phục vụ các môn học thực hành, thực địa mà học viên được đào tạo tại đây (giáo trình đại hình, thể dục thể thao...). Bởi vậy, qua mỗi lần luân chuyển tài liệu, Thư viện sẽ phát tờ rơi
để thông báo tài liệu mới giúp người dùng tin nhanh chóng nắm bắt nội dung kho cũng như có kế
hoạch mượn trả tài liệu hợp lý.
Học viên tại cơ sở chính 100 Hoàng Quốc Việt cóđiều kiện thuận lợi hơn cho sử dụng thư viện nên tờ rơi được phát tại đây cũng chi tiết hơn so với tờ rơi tại cơ sở 2. Trên các tờ rơi có
hình ảnh của Thư viện, giới thiệu về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vốn tài liệu, tài liệu mới và liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà thư viện cung cấp góp phần giúp người dùng tin hiểu hơn, tiếp xúc tốt hơn với hoạt động của Thư viện. Ngoài ra còn một phần dành cho hướng dẫn sử dụng thư viện.
2.3.7 Tuyên truyền trực quan trong thư viện
Thư viện tổ chức trưng bày tài liệu mới tại các giá sách, tủsách tầng 1 và tầng 2 nhà H5, góp phần giúp bạn đọc tiếp xúc nhanh nhất với tài liệu. Ngoài ra tại tầng 1 (phòng mượn) cũng có màn hình điện tửthường xuyên chiếu hình ảnh sách mới, sách được nhiều độc giả quan tâm.
Giá sách tại tầng 1 nhà H5
Ngoài ra, Thư viện cũng đặt các panô hướng dẫn tra cứu đối với tủ mục lục phiếu tại
phòng mượn tầng 1 nhà H5 và Khung phân loại BBK tại phòng đọc mở tầng 2 nhà H5.
Tại các tầng, đặc biệt là tầng 3 Thư viện trưng bày ảnh, báo tường, áp phích về hoạt động của Thư viện qua các thời kỳcũng như trong những dịp đặc biệt của Học viện, Quân đội.
Ngoài ra còn trưng bày, giới thiệu về các cơ sở dữ liệu của Thư viện: CSDL OPAC,
CSDL vũ khí, CSDL PROQUEST.
Cơ sở dữ liệu Proquest
Tại mỗi tầng đều có bảng thông báo về hoạt động của Thư viện: - Giờ phục vụ
- Thời hạn trảsách, mượn sách đầu kỳ, cuối kỳ. - Tổ chức lớp tập huấn cán bộ
- Cán bộthư viện tham gia hội nghị, hội thảo...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2007), Tìm hiểu vốn tài liệu của Thư viện Học viện Kỹ thuật
Quân sự, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết hoạt động Thư viện tháng 3 năm 2010, Thư viện Học viện Kỹ thuật
Quân sự.
3. Đinh Minh Chiến (2007), "Xây dựng cơ sở dữ liệu môn học, hình thức phục vụ mới của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự", Tạp chí Thông tin - Tư liệu, Số2, Nghiên cứu - Trao
đổi.
4. Phạm Thị LệHương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga dịch (2006), Từđiển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt, Galen Press, Tucson, Ariz.
5. Nguyễn ThịPhương Lê (2009), Các hình thức quảng bá hoạt động thông tin - thư viện
trên Internet tại trường Đại học Queensland - Australia và khả năng áp dụng tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
6. Trương Đại Lượng (2008), "Tiếp thịthư viện qua Blog", Tạp chí Thư viện Việt Nam,
số 3, tr. 2 - 10.
7. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), "Tiếp thị Thư viện qua mạng Internet", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr. 29 - 33.
8. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2008), Tự động hoá trong hoạt động Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Vũ Thị Tâm (2009), Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức phục vụ tại các kho mở của
Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, Khoá luận tốt nghiệp Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
10. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phạm Anh Tấn (2004), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở Học viện Kỹ thuật
Quân sựtrong giai đoạn hiện đại hóa quân đội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Văn hóa, Hà Nội.