nước
Để thuận lợi cho hoạt động báo chí, cũng như để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân và xã hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu hoàn thiện những quy định pháp luật về báo chí nói riêng và về thông tin, truyền thông nói chung, nhằm tạo dựng một hành lang pháp lý an toàn để phóng viên, nhà báo yên tâm tác nghiệp.
Trong đó, quyền và nghĩa vụ của nhà báo cần phải được quy định thật cụ thể, hướng dẫn thật rõ ràng. Quy định rõ "trách nhiệm giải trình" những vấn đề báo chí nêu, trong đó có vấn đề chế tài nếu người có trách nhiệm không giải trình, hoặc giải trình sai. Trong khi tác nghiệp mà nhà báo bị cản trở, bị xúc phạm, hành hung thì có coi những hành vi này là "chống lại người thi hành công vui không? Mặt khác, nếu nhà báo là cán bộ, công chức nhà nước thì về nguyên tắc họ "chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép", còn nếu không là công chức thì họ có thể "làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm".
KẾT LUẬN
Có người ví báo chí điều tra như “búa tạ”, “đại bác”… thể hiện và thúc đẩy tính chiến đấu của tờ báo. Điều tra có sức hút lớn, gây được sự chú ý của độc giả. Cùng với đó, bài báo điều tra có giá trị thời sự và ý nghĩa xã hội cao vì nó phơi bày sự thật, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng, dân chủ trong xã hội. Có lẽ vì thế mà báo chí điều tra được vinh danh là một trong lực lượng tham gia giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tiêu cực trong xã hội khá hiệu quả. Báo chí điều tra mang lại cho xã hội và công chúng cảm giác có thêm một chỗ dựa khi có bất công, cảm giác được tham gia vào quá trình vận hành xã hội, công lý theo hướng tốt hơn.
Tuy nhiên, Báo chí điều tra là loại hình báo chí đặc thù. Nhà báo thường xuyên vấp phải những cản trở trong quá trình tác nghiệp. Họ cũng chính là những nhà báo thường xuyên đối mặt với nguy hiểm về tính mạng, danh dự, tài sản, vị trí công tác… Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế -xã hội-thể chế, báo chí điều tra đang đối mặt với nhiều thách thức. Nếu báo chí điều tra bị suy yếu thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá cho người dân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp khi cần lên tiếng đảm bảo sự công bằng, phải trái trong xã hội. Để vượt qua những thách thức này, giữ vững vai trò và phát triển được, báo chí điều tra cần được đưa lên một mặt bằng mới cả về nghiệp vụ và môi trường pháp luật. Các nhà báo điều tra cần được sự hỗ trợ bài bản, được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để đảm bảo sự chính xác, khách quan trong các bài báo, tránh những sai sót đáng tiếc. Các Toà soạn, các nhà báo cần tuân thủ các nguyên tắc nghiệp vụ và đạo đức, để không còn những người nhân danh nhà báo sử dụng báo chí vì mục đích tư lợi hay ác ý, gây ảnh hưởng tiêu cực báo chí, xã hội.