4.1. Kết luận
Nước thải đô thị thuộc đường Quán Nam, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân có hàm lượng COD dao động từ 200-250mg/l, CH4+ dao động 11- 14mg/l. Vậy nước thải ô nhiễm ở mức trung bình.
Với hàm lượng bùn 10% và thời gian lưu bùn hiệu suất xử lý nước thải đô thị ở đường Quán Nam
+ Với vật liệu lơ lửng là sợi li lông COD từ 211mg/l giảm còn 84mg/l, NH4+ từ 13mg/l giảm còn 7mg/l. Sau 10h sục khí các thông số đều đạt TCCP.
+ Với vật liệu bám dính là hạt bông COD từ 211mg/l giảm còn 70mg/l, NH4+ từ 13mg/l còn 6.5. Sau 10h sục khí các thông số đều đạt TCCP.
+ Ở điều kiện không có vật liệu bám dính thì COD từ 211mg/l giảm còn 97mg/l, NH4+ còn 9mg/l sau 10h sục khí, các thông số đều đạt TCCP. Điều này được lý giải do vi sinh vật ở điều kiện có vật liệu lơ lửng vi sinh vật sống và sinh sản tốt hơn nên khả năng xử lý nước tốt hơn.
Vật liệu tối ưu nhất là hạt xốp, thời gian lưu tối ưu là 6h, khi đó COD = 98 mg/l, NH4+=9,5 mg/l. Đạt QCVN 24.
4.2. Kiến nghị
Nước là nguồn tài nguyên quý giá cho sự sống trên trái đất, nước ngọt chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng nước. Hiện nay, nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tình trạng thiếu nước sạch vẫn đang diễn ra rất phổ biến tại các nước nghèo, nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
- Hiện tại nước thải đô thị xả trực tiếp ra ngoài môi trường tiếp nhận gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với tình hình kinh tế như hiện nay của nước ta thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đem lại hiệu quả cao và thích hợp với điều kiện kinh tế.
- Qua nghiên cứu cho thấy trong quá trình xử lý Aeroten kết hợp với vật liệu lơ lửng cho hiệu suất xử lý khá tốt.
- Nên nghiên cứu sâu hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý để khắc phục những yếu tố tác động cho hiệu xuất xử lý cao hơn.
- Có thể áp dụng mô hình xử lý đối với các loại nước thải có cùng tính chất và mức độ ô nhiễm cao hơn như nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề làm bùn, rượu và công nghiệp thực phẩm…Khi kết hợp với xử lý kị khí.