1. Thông tin các thành viên trong nhóm
Nhóm bao gồm 3 trẻ em nam có độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Đều là thành viên của lớp A3 – lớp dành cho trẻ mầm non bị chậm phát triển ngôn ngữ. Bao gồm: Hoàng Danh Lâm, Lê Thành Vinh, Lê Minh Anh
STT T
HỌ VÀ TÊN NGÀY
SINH
QUÊ QUÁN ĐỊA CHỈ
1 Hoàng Danh Lâm 24/7/2013 Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Thanh Xuân – Hà Nội
2 Lê Thành Vinh 4/9/2012 Đông Triều – Quảng Ninh
Ba Đình – Hà Nội 3 Lê Minh Anh 12/3/2011 Bắc Từ Liêm
– Hà Nội
Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Các thành viên trong nhóm đều có hoàn cảnh gia đình tốt, điều kiện kinh tế tốt.
Sống cùng bố mẹ và ông bà nội
2. Lý do lựa chọn nhóm
Ngày đầu đến với Trung tâm Hy vọng, nhóm thực hành chúng em được gặp gỡ và tiếp xúc với giám đốc Trung tâm. Cũng trong buổi gặp mặt đầu tiên này, dựa vào bản kế hoạch đã gửi từ trước, giám đốc phân công em cùng 2 bạn trong nhóm thực hành (Vân Anh,
Quỳnh Anh) vào lớp A3 – đây là lớp can thiệp sớm nhất tại trung tâm, với độ tuổi từ 3 – 6 tuổi.
Khi bước vào lớp A3, nhận thấy rằng các em nhỏ ở đây đều phát triển thể chất hết sức bình thường. Em bắt đầu tiếp cận với những cậu bé có hứng thú với những chiếc biển in các con số toán học.
Buổi đầu tiên thực hành, dành thời gian quan sát và tìm hiểu thông tin về những thành viên trong lớp. Cuối cùng, quyết định tập hợp 3 em nhỏ là Hoàng Danh Lâm, Lê Thành Vinh, Lê Minh Anh tạo thành một nhóm can thiệp nhỏ.
Được biết, cả ba em đều mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ, có hoàn cảnh gia đình tương đối ổn định, gia đinh yêu thương nhau và các em đều có sở thích với những con số. Với nhiều điểm chung như vậy, em không do dự gì để thành lập một nhóm thân chủ, can thiệp giúp các em khắc phục vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ.
3. Phúc trình – Cô giáo Nguyễn Thị Hoa
- Thời gian: 09h30 ngày 11 tháng 5 năm 2016 - Địa điểm: Lớp học A3 – trung tâm Hy vọng - Đối tượng: Cô Nguyễn Thị Hoa
- Mục tiêu: Thu thập, nắm bắt thông tin về 3 thân chủ đã được lựa chọn, nhằm bước đầu phác thảo kế hoạch can thiệp nhóm
Nội dung phúc trình Nhận xét
Sinh viên thực hành Cô Nguyễn Thị Hoa Em chào chị ạ! Em
xin được giới thiệu em
Ừ chào em! Rất vui vì được gặp em hôm
là Hoàng Trang, sinh viên công tác xã hội của Học viện Báo chí
– Tuyên truyền. Rất vui được gặp chị ạ!
nay! Có vẻ như em muốn hỏi chị điều gì
đó đúng không ?
Dạ vâng ạ! Gần 1 tiếng khi em bước chân vào lớp và được
tiếp xúc với các em nhỏ ở đây, em nhận thấy các em đều đã 3, 4 tuổi. Nhưng em có một điều thắc mắc là tại sao học cùng lớp
với nhau mà không khí giữa các em lại có
vẻ hơi trầm và ít nói chuyện, trêu đùa với
nhau ạ? À, thực ra cũng không có gì khó hiểu đâu em ạ. Các bé ở đây đúng là ít nhất đã 3 tuổi, bé lớn nhất là 5 tuổi. Nhưng có một
điều hơi đáng buồn đó là các em bị chậm nói. Đặc biệt trong đó
có một em bị mắc chứng teo cơ và một
bé mắc chứng tự kỉ nhẹ. Vậy nên không
khí lớp ngày nào cũng chỉ thế này thôi
em ạ. Bọn chị cũng đang rất cố gắng để cải thiện điều đó. Vậy thế bình thường
thì các hoạt động ở lớp diễn ra thế nào ạ ?
Như em đang thấy đấy. Hiện tại cả lớp đang cùng nhau chơi
xếp chữ và xếp số.
Có biện pháp và cách thức để giải quyết vấn
Công việc quan trọng nhất của bọn chị là luyện cho các bé tập nói, tập phát âm. Ngoài ra bọn chị còn cho các bé tập tô, tập vẽ và giải trí bằng những ca khúc nhạc thiếu nhi thành viên trong lớp, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả vì các hoạt động chỉ mang tính chung chung, dành cho các lớp mầm non bình thường khác. Nãy giờ thì em có tiếp
xúc với ba em nhỏ (chỉ vào Lâm, Vinh, Minh Anh), em thấy ba em ấy có một điểm
chung là thích toán học và những con số. Em đang muốn thành lập một nhóm nhỏ để can thiệp vấn đề của ba em ấy, ko biết chị có thể cho em chút thông tin được không
ạ?
Ba cháu ấy là Lâm, Vinh và Minh Anh (chỉ lần lượt từng bé). Em quan sát đúng rồi đấy, ba cháu rất thích số, lúc nào bọn chị đưa đồ chơi học tập ra cũng chỉ thích thú với những con số. Cả ba đều mắc chứng chậm nói, riêng Vinh thì có nhỉnh hơn 2 em còn lại một chút vì bé lớn tuổi nhất, 5 tuổi, Còn 2 bé còn lại đều chỉ mới 3 tuổi thôi
Có cùng sở thích và vấn đề
gặp phải: Chứng chậm
nói
đình của các em ý thì sao ạ? Ngoài chứng chậm nói ra thì các em ý có gặp phải vấn đề gì không ạ? Ví dụ như bố mẹ ly dị, không được quan tâm,…
chị được biết thì cả 3 cháu đề có hoàn cảnh và điều kiện gia đình khá tốt. Vinh và Lâm đều sống với bố mẹ
và ông bà, riêng Minh Anh thì ở riêng
với bố mẹ. Các cháu được bố mẹ quan tâm
lắm. Hôm nào cũng đến đón con cùng nhau, bận không đến
được thì có ông bà đến đón. Cứ tầm chiều chiều là lại ngóng ngoài cửa đợi
người đón về thôi (cười)
đình tốt, điều kiện tương đối.
Gia đình sống khá hạnh phúc Không gặp vấn đề xã hội gì khác. Thế bình thường các em có ngoan không hả chị? Có em nào hay phá không ạ? Các cháu còn nhỏ nên cũng khá ngoan em ạ. Ai cũng nghe lời, thỉnh thoảng cũng bướng nhưng trẻ con
đứa nào chả thế nhỉ (cười). Riêng Vinh thì
có nghịch và lì lợm hơn 1 chút, cháu Các thân chủ khá ngoan, tuy nhiên Vinh có chút cứng đầu. Do vậy cần chuẩn bị tinh thần để có cách xử lý phù hợp.
thường hay chống đối các cô nên khi xử lý
thường phải dùng biện pháp mạnh, cứng rắn hơn các bạn khác một chút. À vâng ạ. Chắc có lẽ là em sẽ quan sát và tiếp xúc với các em thêm một chút nữa để hiểu hơn. Em cảm ơn chị nhiều ạ. Trong quá trình thực hành nếu có gì thiếu sót mong chị
giúp đỡ em ạ!
Ừ tất nhiên rồi! Cố lên em nhé!
4. Lập kế hoạch can thiệp
Buổ
i Nội dung Hướng giải quyết
Phương pháp Kỹ năng
1 Nắm bắt, thu thập thông tin
Làm quen, tiếp cận nhóm thân chủ.
Thu thập thông tin của trẻ (thông tin cá nhân, hoàn cảnh gia đình, vấn đề gặp phải) thông qua Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh của các thành viên trong nhóm Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp quan sát. Kỹ năng lắng nghe tích cực 2 Nắm bắt được Tham gia vào hoạt động Kỹ năng thúc
tính cách, thói quen, hành động, điểm mạnh và điểm yếu của nhóm thân chủ để đưa ra hướng can thiệp giáo dục phù hợp.
thường ngày của trẻ: học chữ, học số đếm, vẽ tranh,… đẩy tiến trình nhóm. Kỹ năng thấu cảm Phương pháp quan sát 3 Đưa ra và bắt đầu thực hiện kế hoạch can thiệp.
Tham khảo ý kiến và trợ giúp của Giáo viên chủ nhiệm, đưa ra kế hoạch can thiệp nhóm. Vì các thành viên trong nhóm đều gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ, do vậy cần áp dụng những biện pháp liên quan đến ngôn ngữ. Trong đó bao gồm: cách phát âm, bật âm, cách mở khẩu hình theo từ ngữ, nói từng từ, luyến láy, âm điệu,… Phương pháp quan sát, theo dõi. Kỹ năng hành động. Kỹ năng điều phối. 4 Tiếp tục thực hiện kế hoạch can thiệp
Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để tiếp tục thực hiện những phương pháp hỗ trợ cũng như can thiệp đối với các thành viên trong nhóm thân chủ. Phương pháp quan sát. Kỹ năng thúc đẩy tiến trình nhóm. Kỹ năng hành
Chủ động để các thành viên trong nhóm tập và giao tiếp với nhau
Vẽ sơ đồ phát triển sau các ngày được giáo dục về ngôn ngữ.
Cách giải quyết khi thân chủ ngang bướng không chịu giao tiếp, phối hợp cùng giáo viên và sinh viên thực hành. động. Kỹ năng tạo lập liên hệ giữa các thành viên trong nhóm. Kỹ năng điều phối. 5 Kết thúc, lượng giá
Đánh giá lại sự thay đổi trong phát triển ngôn ngữ của các thành viên trong nhóm thân chủ sau 2 tuần được giáo dục ngôn ngữ theo kế hoạch của sinh viên thực hành, dưới sự giám sát, giúp đỡ và can thiệp của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và sinh viên.
Kỹ năng bộc lộ. Phương pháp quan sát Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin 5. Lượng giá, kết thúc
Thông qua 5 buổi thực hành tại Trung tâm Hy vọng, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều vị trí khác nhau, được làm quen dần với một trong số những loại hình công tác xã hội nhóm, em đã rút ra được khá nhiều kinh nghiệm và bài học cho bản thân mình.
Qua 5 buổi đó, nhóm thân chủ của em đã có những sự thay đổi khá tích cực. Ban đầu các em còn rất e dè, ngại tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là đông người lạ, rất lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp và giao lưu với các bạn cùng lớp.
Tuy nhiên sau một thời gian sinh viên thực hành làm quen, trao đổi cùng cô giáo chủ nhiệm cũng như trò chuyện cùng phụ huynh của các thân chủ, nhận ra vấn đề mà các em đang gặp phải, chúng em đã lên kế hoạch, lập nhóm can thiệp giáo dục nhằm giúp đỡ các trẻ trong khả năng phát triển ngôn ngữ của mình.
Và sau 5 buổi làm việc cùng nhau, kết quả chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cả 3 thân chủ trong nhóm đều đã biết phát âm, bật ra những âm khó, mở khẩu hình miệng đúng và có thể nói được một vài từ đơn giản, dễ nói dễ đọc, với những từ khó thì khó nói hơn, nói chậm hơn, nhưng các thân chủ cũng đã và đang rất cố gắng để rèn luyện. Các trẻ cũng cởi mở hơn trong mối quan hệ với bạn cùng lớp, giao lưu, nói chuyện và trêu đùa nhau nhiều hơn. Các hoạt động diễn ra ở lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn. Hầu hết cả lớp và đặc biệt là 3 thân chủ của nhóm đều thuộc và hát được 2 bài hát Con gà trống và chú mèo con, biết nhún nhảy theo các bài hát tiếng anh. Đếm số từ 1 đến 20 thuần thục…
Thời gian 5 buổi thực hành tại Trung tâm Hy vọng thực sự là một khoảng thời gian quý giá để nhóm sinh viên chúng em được có cơ hội trải nghiệm và hiện thực hóa những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Nhóm sinh viên chúng em đã tuân thủ đúng thời gian và lịch trình của các thầy cô trong trường đã đề ra. Tuy chỉ có những biến đổi nhỏ từ phía thân chủ nhưng cũng phần nào giúp cho em có được niềm vui từ công việc.
Do thời gian thực hành tại trung tâm còn hạn chế nên em chưa thể triển khai hết công việc. Thực hành môn chưa làm hết các kế họach đề ra trong bảng kế hoạch giúp đỡ thân chủ, vì vậy trong đợt thực tập tới em sẽ theo tiếp ca cà nhân này mong có thể giúp đỡ được thân chủ như những mục tiêu đề ra.
Trong suốt thời gian thực hành tại trung tâm không thể trành được những thiếu sót, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô phía trung tâm cũng như các thầy cô nhà trường để cho bài báo cáo thực hành đợt tới của em được hoàn thiện hơn. Từ đó em sẽ rút ra được những bài học cho chính mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các thầy cô bên Trung Tâm và các thầy cô hướng dẫn.