Phát triển khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu BÀI 12 sơ cấp LLCT (Trang 32 - 35)

II. MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ HỘI TRỌNG YẾU

3. Phát triển khoa học, công nghệ

- Gv: Hỏi - đáp, đàm thoại, thuyết trình.

Do nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh và bản thân mình, đặc biệt phục vụ cho sự phát triển của sản xuất đã làm cho khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nhân loại không ngừng phát triển, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng tăng lên trong đồi sống xã hội. Trên thế giới đã và đang hình thành nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học và công nghệ chiếm địa vị quyết định trong sự gia tăng giá trị của sản phẩm.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII xác định nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định "Khoa học và công nghệ giữ vai trò

then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới".

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 thông qua tại Đại hội XI

của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững"1.

Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã nêu ra năm quan điểm chỉ đạo sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. Các quan điểm này là sự định hướng, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế:

Một là, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách

hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Hai là, khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động

của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tê và củng ccí quốc phòng - an ninh.

Ba là, phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn

dân. Phải dấy lên phong trào quần chúng tiến công mạnh mẽ vào khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Bốn là, phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết hợp với

tiếp thu những thành tựu vể khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới.

Năm là, phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện

môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tê - xã hội nhanh và bền vững. Thực hiện các quan điểm trên, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ "Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế tri thức" với các nội dung chính sau:

Một là, phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng.

Hai là, thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa

học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.

- Phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mủi nhọn, bảo đảm đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nhà nước đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.

- Xây dựng cơ chê quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ, trong đó chú ý:

+ Từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học, công nghệ.

+ Xây dựng cơ chê sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tê - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chât lượng công trình.

+ Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.

- Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khoa học xã hội làm nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong các giai đoạn. Hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các chương trình, kê hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thòi sử dụng hợp lý công nghệ sử dụng nhiều lao động. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu - ứng

dụng gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới.

+ Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mối công nghệ quốc gia; có chính sách khuyên khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tê đổi mối công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.

Ba là, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo,

khoa học, công nghệ.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức.

- Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.

Bước 4: Củng cố bài:

Câu hỏi: Đồng chí hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của

nền văn hóa mới?

Trả lời:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hóa mới có ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng:

- Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều

khái niệm như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc..., nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Người cho rằng, để được như vậy, phải "trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam", phải "lột tả cho hết tinh thần dân tộc", đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường... của dân tộc. Người cho rằng, "nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới". Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển, những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến,

thuận với trào lưu tiến hóa của thòi đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hởi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư

tưởng triết học mácxít, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thông tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải

phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh nói: "văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ cồng nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân"; "Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa...".

Bước 5: Hướng dẫn câu hỏi ôn tập:

Một phần của tài liệu BÀI 12 sơ cấp LLCT (Trang 32 - 35)