Phần kết luận:

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng nói cho học sinh THCS (Trang 25 - 29)

3.1. Ý nghĩa của đề tài:

Những vấn đề tôi trình bài trên đây bất cứ giáo viên nào cũng có thể vận

dụng được. Tuy nhiên để thực hiện thành công còn phải phụ thuộc vào sự áp dụng linh hoạt của mỗi giáo viên.

Các giờ dạy trong phân phối chương trình, tôi khởi động bằng hoạt động warm up thông qua các games. Trong tiết tăng giờ tôi cũng như hầu hết các giáo viên khác đều dành thời gian ôn từ vựng, làm thêm bài tập ngữ pháp… , tôi mạnh dạn sử dụng phần đầu của tiết này tổ chức các hoạt động nói cũng nhằm ôn lại từ vựng và ngữ pháp nhưng kết quả tốt hơn vì học sinh được tạo cơ hội giao tiếp, làm cho các em hứng thú học, làm cho giờ học sôi nổi. Từ đó các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, dần dần phát triền tốt kỹ năng nói.

Từ việc các em còn xem việc Nói là được chăng hay chớ, còn làm và trình bày bài nói theo chủ đề là nhiệm vụ của các bạn học giỏi, nhưng giờ đây rất nhiều em nói chuẩn, nói hay, nói tốt, nói đúng nội dung, phong cách theo cặp, nhóm và đặc biệt là đam mê được diễn thuyết theo chủ đề trước tập thể. Ngoài ra, khi các em nói tốt hơn thì kéo theo các em viết, đọc và đặc biệt nghe cũng tốt hơn. Chính vì thế, các giờ học của tôi trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn, sôi nổi hơn, làm cho học sinh trông ngóng hơn, và ít thấy học sinh nhàm chán, buồn ngủ hay mắc cở, đứng ngoài cuộc. Và một điều không kém phần quan trọng nữa là với việc phát triển kĩ năng nói, bao gồm nói theo chủ đề của tôi đã góp phần nâng cao kết quả hội thi tài năng Tiếng Anh các cấp của HS trong những năm qua một cách đáng ghi nhận.

Tất cả trên chính là ý nghĩa và là mục đích nghiên cứu đề tài này của tôi.

3.2. Những kiến nghị, đề xuất.

Tôi thấy, môn Tiếng Anh là môn học tuy không dễ nhưng được nhiều HS hứng thú và có nhiều ưu tiên từ nhiều phía và tổ chức giáo dục. Vì thế, là GV trực tiếp đứng lớp tôi đã biết phát huy các điều kiện và năng lực tổng hợp từ chính HS

và bản thân mình và đã thu được một số kết quả nhất định trong việc dạy bộ môn này nói chung và dạy nói nói riêng. Song, đây không phải là việc làm một sớm, một chiều mà giáo viên và học sinh phải rèn luyện thường xuyên, liên tục, với sự ủng hộ, tạo điều kiện cao của các cấp lãnh đạo. Để có được như vậy, tôi xin có các đề nghị sau:

* Đối với giáo viên:

Bản thân tôi sau khi thử nghiệm đã rút ra vài kinh nghiệm sau:

- Phải chú ý quỹ thời gian và đối tượng học sinh để thiết kế hoạt động phù hợp, đồng thời phải chủ động trong mọi tình huống để phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh. GV phải thật sự đầu tư về thời gian để suy nghĩ, tìm tòi cách dạy hay, phù hợp với trình độ của HS và điều kiện của nhà trường.

- Phải rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn, có thói quen nói tiếng Anh trong những tình huống giao tiếp có thể với giáo viên hoặc với bạn.

- Kiến thức bộ môn chính là cơ sở của mọi phương pháp và thủ thuật, do vậy giáo viên phải bồi dưỡng thường xuyên, nắm chắc kiến thức, đảm bảo dạy đúng, đủ và chính xác.

*Đối với nhà trường và cấp trên:

- Tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng GV, trong đó thường xuyên có biện pháp để xây dựng đội ngũ nhằm tránh sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm giũa các GV trong nhà trường và trên địa bàn.

- Thường xuyên tổ chức các hội thi vui học tập, hội thi Rung Chuông Vàng, tổ chức Câu lạc bộ nói tiếng Anh cho học sinh có cơ hội phát huy khả năng nói Tiếng Anh của mình, đặc biệt là có sự tham gia của GV nước ngoài. Đồng thời, hội thi Tài năng Tiếng Anh cho HS THCS tiếp tục được các cấp duy trì hàng năm để làm cho phong trào và chất lượng học, nói Tiếng Anh ngày một đi lên.

- Nhà trường, Phòng GD - ĐT cần tổ chức thường xuyên việc thao giảng, dự giờ, thi giảng hay tập huấn cho các GV Tiếng Anh nhằm thường xuyên kiểm tra, chỉnh sửa và nâng cao đội ngũ bộ môn này; Tăng cường cung cấp thêm trang thiết bị, vật chất phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Anh, như sách tham khảo, tranh ảnh, băng đài và phòng nghe nhìn.

Với khả năng và trình độ chuyên môn của bản thân, những vấn đề tôi trình bày trên đây không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, trao đổi của quý đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công tác giảng dạy của mình, đặc biệt là

dạy kĩ năng Nói. Hơn nữa tôi cũng mong muốn vấn đề này được nhiều người quan tâm.

Tôi xin chân thành cảm ơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9. 2. Sách giáo viên tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9.

3. Teaching-English-A training course for teacher’s trainer’s handbook Adrian Droff.

4. Adrian Doff, Teach English – Cambridge University Press in asociation with The British Council

5. Dwaft Version- English Language Teacher Training Project

6. Celce-Murcia. M. 2001. Teaching English as a Second or Foreign Language (3rd ed). USA: Heinle&Heinle.

7. Chaney, A.L., and T.L. Burk. 1998. Teaching Oral Communication in Grades K-8. Boston: Allyn&Bacon. 8. Một số trảnh ảnh, thông tin, tài liệu liên quan trên Internet.

MỤC LỤC

TT NỘI DUNG TRANG

1 1. Phần mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Phạm vi nghiên cứu 2 2 2. Phần nội dung 2

2.1. Thực trạng của nội dụng cần nghiên cứu 3

2.2. Các giải pháp 6

3

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng nói cho học sinh THCS (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w