Các tồn tại và hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro trong đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi việt nam tt (Trang 26 - 27)

3.1. Các tồn tại

(1) Chưa xét đến yếu tố vận hành tối ưu hóa hồ chứa đáp ứng nhiệm vụ đa mục tiêu về cấp nước, tưới, phục vụ phát điện, du lịch, nuôi trồng thủy sản,… (2) Chưa xem xét đến các yếu tố thiệt hại phi vật chất trong hàm rủi ro.

3.2. Hướng phát triển

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện ứng dụng PTRR và LTĐTC một cách toàn diện và phù hợp với thực tế, gồm:

(1) Nghiên cứu lượng hoá ảnh hưởng của hồ chứa thượng nguồn và mối quan hệ thống kê về an toàn của các hồ chứa trên cùng lưu vực sông.

(2) Xem xét sự cố của các công trình khác thuộc CTĐM trong sơ đồ cây sự cố; phân tích tương quan giữa các CCSC, tương quan kết hợp giữa các CCSC trong trường hợp nhiều sự cố có chung nguyên nhân.

(3) Nghiên cứu xác định ĐTC yêu cầu cho hồ chứa phục vụ đa mục tiêu về phòng chống lũ, phát điện, cấp nước…

(4) Nghiên cứu yếu tố thiệt hại phi vật chất trong hàm rủi ro.

(5) Nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng cho đập dâng tràn và hồ chứa xây dựng mới và hồ chứa SCNC đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng thượng nguồn và hạ du hồ chứa nước.

4. Kiến nghị

Đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi có xét đến rủi ro ngập lụt hạ du bằng PTRR và LTĐTC là phương pháp mới, khắc phục được nhược điểm của phương pháp tất định. Tuy vậy, việc tính toán là bài toán thử đúng dần với khối lượng lớn, đòi hỏi chuỗi quan trắc của số liệu đầu vào đủ dài để đảm bảo tính tin cậy.

Thực tiễn công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa ở Việt Nam cho thấy, khó khăn lớn nhất trong việc áp dụng LTĐTC và PTRR cho hồ chứa nước là do: (1) Công tác quan trắc, lưu trữ số liệu quan trắc chưa đầy đủ, chuỗi số liệu chưa đủ dài, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả tính toán; (2) Các tài liệu thống kê về thiệt hại hạ du, thiệt hại ngập do lũ còn thiếu và chưa được lưu trữ thành hệ thống. Vì vậy, cần thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc công trình, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng và số liệu về thiệt hại ngập lụt hạ du hồ chứa với chuỗi quan trắc đủ dài và đồng bộ nhằm nâng cao tính chính xác trong việc xác định ĐTC của hồ chứa thủy lợi ở Việt Nam./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

[1] Phạm Ngọc Quý, Cầm Thị Lan Hƣơng, “Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày

truyền thống ngành Thủy lợi Việt Nam, nghĩ về an toàn đập và hồ chứa nước”;

Tạp chí Tài nguyên nước, Hội Thủy lợi Việt Nam; Số 03 (8/2020), ISSN 1859- 3771, tr14-17, 2020.

[2] Cầm Thị Lan Hƣơng, Mai Văn Công, Phạm Ngọc Quý, “Nghiên cứu xác định chỉ số an toàn yêu cầu của hệ thống công trình đầu mối hồ chứa nước có xét đến rủi ro ngập lụt hạ du - ứng dụng cho hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”;

Tạp chí Tài nguyên nước, Hội Thủy lợi Việt Nam; Số 02 (04/2020), ISSN 1859- 3771, tr53-63, 2020.

[3] Cầm Thị Lan Hƣơng, “Nghiên cứu xác định rủi ro ngập lụt vùng hạ du hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”; Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi; Số 68 (3/2020), ISSN 1859-3941, tr43-50, 2020

[4] Cầm Thị Lan Hƣơng, “Nghiên cứu xác định chỉ số an toàn công trình đầu mối hồ chứa thủy lợi theo lý thuyết độ tin cậy - ứng dụng cho hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”; Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Số 58 (02/2020), ISSN 1859-4255, tr102-108, 2020.

[5] Phạm Thị Hương Lan, Cầm Thị Lan Hƣơng, “Nghiên cứu đánh giá ngập lụt vùng hạ du hồ Núi Cốc theo kịch bản mô phỏng xả lũ khẩn cấp”; Kỷ yếu Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật lần thứ 54, tr118-130, 2019.

[6] Hoàng Văn Thắng, Dana Cork, Phạm Ngọc Quý, Cầm Thị Lan Hƣơng và nnk. Hướng dẫn kiểm tra nhanh đập đất, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Dự án hạ tầng thông minh Mê Kông (SIM), NXB Dân tộc, 2017.

[7] Phạm Ngọc Quý, Cầm Thị Lan Hƣơng và nnk. Tiêu chí đánh giá an toàn đập đất, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2016.

[8] Cầm Thị Lan Hƣơng, Mai Văn Công, Phạm Ngọc Quý và Lê Xuân Bảo,

"Nghiên cứu đánh giá thiệt hại ngập lụt vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ hoặc vỡ đập, ứng dụng cho hồ chứa Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh," Kỷ yếu Hội nghị KHTN Trường Đại học Thủy lợi, tr582-584, Hà Nội, 2016.

[9] Cầm Thị Lan Hƣơng, “Tổng kết sự cố vỡ đập thủy lợi ở Việt Nam trong những năm gần đây, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; số 13, ISSN 1859- 4255, tr66-70, 2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro trong đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi việt nam tt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)