Sô lượng cây:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cây XANH sử DỤNG CÔNG CỘNG đô THỊ tại THÀNH PHỐ hà nội và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 31)

V. Kết cấu chuyên đề:

2.3.1. Sô lượng cây:

Số lượng cây xanh sử dụng công cộng đô thị Hà Nội có sự chuyển biến tích cự về mặt số lượng của các loài cây:

Bảng 7: Số lượng cây xanh công cộng biên đổi trong giai đoan 2014-2019

Năm

Tổng 262697 512781 1687700 1953900 A. Nội thành 252397 456751 1574700 1797500 Ba Đình 23006 39616 132300 165700 Hoàn Kiếm 25649 42222 146600 154300 Tây Hồ 27639 46310 142300 151800 Hai Bà Trưng 28643 51967 150300 173400 Hoàng Mai 26497 47964 152400 175600 Đống Đa 20346 41697 131600 148300 Cầu Giấy 23401 43986 126800 145600 Thanh Xuân 19364 39678 122900 153300 Nam Từ Liêm 15334 22313 113400 139600 Long Biên 10410 16333 113100 120900 Bắc Từ Liêm 13464 25698 109400 123300 Hà Đông 18644 38967 133600 145700 B. Ngoại thành 10300 56030 113000 156400

(Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Công viên cây xanh)

Số lượng cây đang dần tăng lên một cách đáng kể qua từng năm, giai đoạn 2014- 2016, cây xanh được trồng mới trong thành phố tăng thêm khoảng 400 nghìn cây, tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2016-2018, đây là giai đoạn nhà nước phát động phong trào “quỹ 1 triệu cây xanh”, Hà Nội là 1 trong những thành phố đi đầu trong chương trình, đã hoàn thành xuất sắc trước dự kiến 2 năm với kinh phí tổng cộng là 256 tỷ đồng đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong quá trình phủ xanh thành phố,

tiếp theo thì Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu trồng thêm 600000 cây vào năm 2020.

Các quận nội thành đông dân cư, nhiều khách du lịch, các khoảng không gian xanh được các cấp thành phố chú trọng tuyệt đối vậy nên số lượng cây xanh sử dụng công cộng nơi đây luôn là nhiều nhất. Năm 2019, số lượng cây nhiều nhất là tại quận Hoàng Mai, (175600 cây), sau đó là quận Hai Bà Trưng (173400 cây) , quận Ba Đình (165700 cây) đây là 3 trong sô các quận có lượng cây lớn nhất từ năm 2014.

Các quận rìa nội thành như quận Long Biên, quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm mật độ dân cư ít, các dịch vụ công cộng chưa phát triển bằng các quận nội thành vậy nên các khoảng không gian xanh chưa được chú trọng lắm chính vì vậy năm 2014, ở các quận này, số lượng cây xanh sử dung công cộng đô thị là rất ít: quận Long Biên (10410 cây), quận Bắc Từ Liêm (13464 cây), quận Nam Từ Liêm (15334 cây),…. Và đến năm 2019, số lượng cây của 3 quận này vẫn là ít nhất nhưng đã tăng cũng mạnh so với năm 2014: quận Long Biên ( tăng 110490 cây), quận Bắc Từ Liêm ( tăng 109836 cây), quận Nam Từ Liêm ( 124266 cây).

2.3.2. Quy mô:

Bảng 8: Quy mô công viên, vườn dạo trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phân loại Quy mô (ha) 2015 2019

1. Công viên trung tâm đô

thị 15

6 8

2. Công viên văn hóa nghỉ

ngơi (đa chức năng) 11 – 14

2 4

3. Công viên khu vực

(Quận, phường) 10

3 6

4. Công viên khác 3-10 10 14

Số lượng công viên đạt chuẩn trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rất ít, quy mô chủ yếu là các công viên vừa và nhỏ có diện tích từ 3-10 ha.

2.3.3. Chủng loại:

Bảng 9: Phân loại cây xanh công cộng theo các nhóm cây

STT Nhóm cây Số lượng loài Chú thích 1 Nhóm các loài cây cho hoa 21 loài

Màu sắc chủ yếu ở 3 gam màu đỏ, trắng và vàng, với các mức độ đậm, nhát tùy từng loài cây (ngoài ra có một số loài có hoa màu tím, hồng nhạt hay anh đào).

Tập trung trồng chủ yếu ở Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng

2

Nhóm các loài cây cho quả ăn

được

khoảng 26 loài

Trong số những loài cây ăn quả có :

+ 17 loài được trồng phổ biến : Vải, Nhãn, Xoài... + 9 loài được đưa từ rừng tự nhiên về trồng : Trám, Sến... 3 Nhóm các loài cây cho dầu, nhựa 14 loài

Những loài dùng lá hay vỏ cây để cất tinh dầu như Bách xanh, Bời Lời nhớt hoặc Thông.

Sử dung quả để ép dầu như Cọ dầu, Sở.

4 Nhóm các loài cây làm thuốc 3 loài: Núc Nác, Sữa và Bồ kếp

Vỏ cây Sữa và quả Bồ kếp được dân gian dùng để chế dầu gội đầu có tác dung rất tốt.

Vỏ Núc nác được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với tên vị thuốc là "Nam Hoàng bá" làm thuốc chữa các chứng bệnh vàng da, viêm gan, viêm đường tiết niệu...đặc biệt là các bệnh dị ứng, mẩm ngứa, mụn nhọt dưới dạng thuốc sắc uống. Hạt Núc nác còn có tác dụng trị ho lâu ngày, viêm khí quản.

5 Nhóm loài cây cho Tanin 3 loài là Phi lao, Lim và Chiêu liêu

Vỏ của chúng rất giàu tanin, Lim có tỷ lệ trên 15%, Phi lao khoảng 11-18%, Chiêu liêu 20-50%. Ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp thuộc da và nhuộm.

6

Nhóm loài cây cho gỗ

quý 12 loài cây

Một số loài đã trở nên hiếm và có nguy cơ tiệt chủng như Căm xe, Giáng hương, Lát hoa, Mun, Gụ mật.

Một số loài cây có giá trị kinh tế cao cũng đang mất dần trên thị trường như Lim, Sao đen, Sến.

(Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Công viên cây xanh)

Ở các quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, Hai Bà Trưng do có lượng khách du lịch cao, đông dân cư, đất chật nên tập trung chủ yếu ở đây là các vườn hoa, chính vì vậy các loài chiếm ít diện tích, có thẩm mỹ sẽ được trồng nhiều nơi đây vậy nên nhóm các loài cây cho hoa sẽ được tập trung trồng chủ yếu nơi đây.

Các loài cây thuộc nhóm cho gỗ quý, nhóm cây làm thuốc được trồng ở các công viên chuyên đề như công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ để tiện cho việc bảo tồn và nghiên cứu.

Trong 3 loài cây làm thuốc thì cây sữa là loại được trồng nhiều nhất, chủ yếu ở các quận Hai Bà Trưng (phố Lò Đúc), quận Ba Đình( phố Quán Thánh), quận Đống Đa ( phố Nguyễn Chí Thanh), các con phố được trồng với mật độ dày đặc, và nhiều tạo nên những đặc trưng, biểu tượng của các con phố.

Các nhóm cây còn lại được trồng rải rác trong các công viên, có thể do người dân trồng tự phát, hoặc mọc tự nhiên phục vụ cho mục đích tạo bóng mát, ăn quả,..

2.3.4. Chất lượng cây xanh sử dụng công cộng:

Chất lượng cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang dần được cải thiện do được cắt, tỉa; chăm sóc thường xuyên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cây XANH sử DỤNG CÔNG CỘNG đô THỊ tại THÀNH PHỐ hà nội và GIẢI PHÁP (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w