- Bỏ Spironolactone ra khỏi đơn thuốc và điều chỉnh liều Furosemid cho phù hợp.
○ BN đang trong tình trạng suy tim cấp, được
chẩn đoán suy tim mức độ 3, Giai đoạn C bác sĩ nên cân nhắc chuyển Furosemid dùng đường tiêm sẽ đem lại hiểu quả cao hơn. Cụ thể: Furosemid 40 mg, tiêm tĩnh mạch.
○ - Bác sĩ nên làm các xét nghiệm sinh hóa, đo
điện giải đồ theo dõi nồng độ chất điện giải, chức năng gan thận thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến bệnh.
PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ĐƠN THUỐC CỦA BÁC SĨ
Các thuốc sử dụng trong đơn đều có thể gây suy thận, tăng Kali máu. Vì vậy trước khi sử dụng cần kiểm tra chức năng thận và điện giải đồ và thường xuyên làm thêm xét nghiệm để theo dõi diễn biến bất thường khi dùng thuốc.
Thuốc lợi tiểu Furosemid có thể gây hạ Kali, Mg, Na máu, tăng acid Uric máu/ gút; Mất nước giảm thể tích tuần hoàn; đáp ứng kém với lợi tiểu và suy thận. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng mất nước và cân nặng của bệnh nhân.
Digoxin là 1 nhóm thuốc có khoảng điều trị hẹp, dễ tích lũy và gây độc tính. Vì vậy cần chú ý tuân thủ tuyệt đối về liều lương, thời gian dùng, bệnh nhân suy thận nên tránh. Đặc biệt cẩn trọng 1 số thuốc làm tăng nồng độ digoxin, gây ngộ độc như: amiodaron, diltiazem, verapamil, quinidin,…) hoặc thuốc làm giảm hấp thu digoxin (cholestyramin, antacid,…).
Khi có dấu hiệu ngộ độc như: loạn nhịp, chán ăn, buồn nôn, nôn, ảo giác thần kinh,… thì cần ngừng thuốc ngay, làm ion đồ, bồi hoàn Kali, Mg, kiểm soát yếu tố gia tăng độc tính.