Tuyên dương, khen thưởng các điển hình làm tốt để khích lệ phong trào

Một phần của tài liệu BÀI dự THI ĐẶNG THỦY KHXHHV 2019 EM LINH 8b (Trang 29)

IV. Giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và phát huy

2. Giải pháp giúp phát huy tính tích cực

2.2. Tuyên dương, khen thưởng các điển hình làm tốt để khích lệ phong trào

Một phong trào muốn được hưởng ứng cao thì cần phải có sự khích lệ. Nếu các thành viên đã tham gia nhận được sự cổ vũ thì sẽ càng hăng hái và cố gắng nhiều hơn. Nhà trường có thể kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức thêm nhiều cuộc thi để giúp học sinh khẳng định tài năng của mình. Đồng thời, việc tuyên dương trao giải sẽ giúp các bạn khác cố gắng hơn, học tập và làm theo những tấm gương tốt.

Ví dụ hình thức thi học sinh giỏi là một điển hình vậy. Vì có thi học sinh giỏi nên các bạn mới không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện. Mỗi khi được trao giải và tuyên dương trước nhiều người, bản thân bạn học sinh đó cũng cố gắng hơn và các bạn khác cũng mông muốn mình được như vậy mà nỗ lực. Tuy nhiên, kì thi học sinh giỏi mỗi năm chỉ có một lần, và không phải ai cũng có thể có khẳ năng thi được. Vì thế, nhà trường nên tổ chức thêm nhiều những phong trào hoạt động đội, những cuộc thi để các bạn học sinh khẳng định tài năng.

(Trao giải cuộc thi “Biển Đảo trong trái tim em”)

(Trao phần thưởng học sinh đạt HSG huyện trong lễ sơ kết học kỳ) 2.3. Vai trò của người thủ lĩnh

Trong tất cả các giải pháp, em xinh nhấn mạnh về vai trò của người thủ lĩnh. Trong một tập thể hay cộng đồng, người thủ linh mang một vai trò rất quan trọng. Nếu người thủ lĩnh cứng rắn, có những quyết định đúng đắn thì cả tập thể đó sẽ có những hành động đúng đắn và ngược lại, tâm lí đám đông sẽ ảnh hưởng xấu đến từng cá nhân nói riêng và tập thể nói chung nếu người thủ lĩnh thiếu tài năng và bản lĩnh vững vàng. Ví dụ như một tập thể lớp trong trường, nếu có một lớp trưởng, bí thư cùng đội ngũ cán sự lớp tốt thì hoạt động của lớp cũng sẽ sôi nổi tích cực, phát triển đúng hướng và không dễ dàng bị tác động từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến không giữ được chính kiến. Đồng thời, những cán sự lớp cần phải có khẳ năng vận động và tuyên truyền để giúp cho các thành viên nhiệt tình tham gia các hoạt động. Nếu người thủ lĩnh không lung lạc về ý chí, thể hiện thái độ quyết tâm vững vàng thì cũng giữ được lòng tin và gây dựng được lòng tin đối với các bạn khác trong lớp. Người thủ lĩnh sẽ thành chỗ dựa cho các thành viên, để họ mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ và mong muốn của chính mình, những điều mình còn băn khoăn hoặc chưa hài lòng về trường lớp hay những vấn đề khó khăn của bản thân.

Như vậy, việc cần làm để hạn chế các tác động tiêu cực và phát huy tính tích cực của tâm lí đám đông chính là việc đào tạo ra những người thủ lĩnh giỏi. Nhà trường cần phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, đào tạo những người đứng đầu có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, cũng phải có những bằng khen, hoặc các phần thưởng nhỏ, tuyên dương khen thưởng đối với những người thủ lĩnh giỏi để khích lệ các bạn thêm cố gắng trong những năm sau.

Người thủ lĩnh tài năng là thật sự cần thiết

V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và giải quyết những ảnh hưởng của tâm lí đám đông

- Hiểu được rõ những nguyên nhân cụ thể và ảnh hưởng của tâm lí đám đông đối với con người

- Có những biện pháp cụ thể để giảm những tác hại tiêu cực do tâm lí đám đông gây ra và phát huy những tác dụng tích cực.

- Phòng tránh các tệ nạn xã hội như đua xe, nghiện hút, cờ bạc, sử dụng chất kích thích,.. và bạo lực học đường

- Xây dựng một môi trường sống, học tập và làm việc lành mành đối với cá nhân và xã hội. - Giúp cá nhân có được những quan niệm tích cực về cách sống và tránh những ảnh hưởng

nhận ra “tôi khác nhưng tôi không lạc” (thông điệp của học sinh trường THCS Hương Sơn) để không ngừng sáng tạo, dám đấu tranh chống lại thói hư tật xấu.

-

- Việc nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ về “Tâm lý đám đông trong thanh thiếu niên hiện nay” giúp có những giải pháp cụ thể, thực tiễn và có tính ứng dụng cao (đã được trình bày bằng các hoạt động cụ thể trình bày ở mục “giải pháp nhằm tích cực hóa tâm lý đám đông” của dự án). Từ đó làm cơ sở để nhân rộng mô hình hoạt động trong thực tiễn, đem lại hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

- Dự án đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích:

+ Ảnh hưởng của tâm lý đám đông đối với thanh, thiếu niên hiện nay.

+ Thực trạng tiêu cực do lợi dụng tâm lý đám đông và hệ lụy đến nhận thức, đời sống và nhân cách của thanh thiếu niên hiện nay.

+ Những mặt tích cực có thể phát huy từ tâm lý đám đông. - Dự án đã đưa ra từng giải pháp cụ thể, thuộc về cả 2 nhóm:

+ Hạn chế những tiêu cực do lợi dụng tâm lý đám đông đối với thanh thiếu niên.

+ Tích cực hóa tâm lý đám đông nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và hành động của thanh thiếu niên hiện nay.

- Với mỗi giải pháp, dự án đã nêu các mô hình hoạt động cụ thể đối với cá nhân, với gia đình, nhà trường, tổ chức Đội và địa phương. Khảo nghiệm thực tế để nghiên cứu tính hiệu quả của mỗi mô hình, đưa ra số liệu thống kê rõ ràng.

II. KIẾN NGHỊ

Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự triển khai một sô mô hình tổ chức hoạt động còn ít nên dự án chưa cung cấp được số liệu thống kê đủ lớn để chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của các giải pháp đã nêu. Vì vậy, nếu được nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động ở nhiều trường, nhiều đơn vị trường, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc tích cực hóa tâm lý đám đông trong bộ phận lớn thanh thiếu niên hiện nay.

PHỤ LỤC

1. Các mẫu phiếu điều tra đã sử dụng

1. Mẫu khảo sát về ảnh hưởng của tâm lí đám đông

CÓ KHÔNG 1.Bạn có là người quan tâm

đến cách đánh giá, cách nhìn của người khác với mình hay không?

2.Khi muốn biểu quyết đồng tình hay phản đối, bạn có để ý đến đa số xung quanh hay không?

3.Bạn nghĩ quyết định của mình có chịu tác động của người xung quanh không? 4. Khi bạn phát biểu ý kiến cá nhân và bị tất cả các thành viên còn lại phản đối,

bạn có tiếp tục khẳng định ý kiến đó hay không?

2. Mẫu phiếu về giải pháp

CÓ KHÔNG

Bạn có tham gia vào CLB nào trong trường không? Hoạt động của CLB có phát huy được năng lực cá nhân của bạn không?

Bạn có thấy tự tin hơn khi tham gia các CLB không? Các thành viên trong CLB của bạn có hoạt động tích cực, tôn trọng bạn và đoàn kết không?

Theo bạn, học sinh có nên tham gia vào các CLB trong nhà trường không? Bạn có muốn dùng hình thức bỏ phiếu kín trong khi lấy ý kiến không?

TÀI LIỆU:

1. Tâm lí học đám đông. Tác giả Gustave Le Bon

2. Tâm lý lứa tuổi. Nhà xuất bản Giáo dục

3 Khám phá những động lực vô hình sau những quyết định của con người. Tác giả Dan Eryely. Nhà xuất bản Giáo dục

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ………..1

I. Lí do chọn đề tài………..……….……1

II. Mục đích nghiên cứu………1

III. Đối tượng và phương pháp nghien cứu……….……...1

1. Đối tượng………..……...1

2. Phương pháp nghiên cứu……….2

IV. Câu hỏi nghiên cứu……….………..2

V. Tính mới của đề tài………..…………..2

NỘI DUNG………...3

I. Tâm lí đám đông...4

1. Tâm lí đám đông là gì?……….………….4

2. Biểu hiện, đặc tính đám đông………4

2.1. Đặc tính của đám đông nhìn từ góc độ tâm lí……….………4

2.2. Tâm lí đám đông tồn tại và dễ dàng tác động đến suy nghĩ và hành động của tất cả chúng ta………6

II. Đánh giá về tác động tiêu cực do ảnh hưởng của tâm lý đám đông đến học sinh...7

1. Trong đời sống và học tập của học sinh………..7

1.1. Tác động tiêu cực của tâm lí đám đông có thể gây ra tình trạng bạo lực học đường………7

1. 2. Tâm lí đám đông gây ra hiện tượng chia bè kéo cánh, gây mất đoàn kết và tạo môi trường học tập không lành mạnh cho học sinh……… ……….….8

1.3. Tâm lí đám đông khiến con người không dám thể hiện ý kiến cá nhân của chính

mình……….………..8

2. Trong đời sống xã hội……….……. …9

2.1. Bạo lực ………..………..9

2.2. Tình trạng suy giảm đạo đức xã hội………....10

2.3. Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của tâm lí đám đông trên mạng xã hội gây ra hậu quả thực tiễn……….……...11

III. Ứng dụng của tâm lí đám đông………..……...12

IV. Giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và phát huy những ứng dụng tích cực của tâm lí đám đông………..…………....13

1. Giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực………..………...13

1.1. Tôn trọng và khuyến khích mỗi cá nhân mạnh dạn thể hiện cái “tôi” của mình nếu những quan điểm và hành động đó là không đi ngược lại luật pháp và giá trị nhân văn... 14

1.2. Đánh thức và bồi dưỡng tinh thần nghĩa hiệp, dám tố cáo, đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực ...20

1.3. Nên sử dụng phương thức bỏ phiếu kín để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong những trường hợp cần biểu quyết ...24

2. Giải pháp giúp phát huy tính tích cực………..25

2.1. Thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền để phát huy mặt tích cực của tâm lí đám đông……… ……....………...25

2.2. Tuyên dương, khen thưởng các điển hình làm tốt để khích lệ phong trào...25

V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và giải quyết những ảnh hưởng của âm lí đám đông……….………...29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….………..30 I.Kết luận……….………..30 II.Kiến nghị……….………...30 PHỤ LỤC ...31

Một phần của tài liệu BÀI dự THI ĐẶNG THỦY KHXHHV 2019 EM LINH 8b (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w