tác động tới xúc cảm, tình cảm của trẻ.
Đây là biện pháp rất quan trọng bởi bất kì một đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được sự yêu thương và chia sẻ từ những người lớn xung quanh mình. Vì vậy trẻ luôn tìm cách để thực hiện một việc làm nào đấy thể hiện mình đang giúp đỡ người lớn và muốn nhận được những lời khen ngợi. Tuy vậy, trẻ chưa biết thể hiện đúng cách và đôi lúc có những hành động không đúng làm phiền
đến người khác hoặc làm mọi thứ rối tung lên. Những hoạt động của trẻ hiếu động cũng vậy, trẻ luôn tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, luôn muốn vận động để làm một việc gì đó, có thể là không có chủ đích hoặc muốn giúp đỡ người lớn nhưng lại làm chưa đúng và bị trách phạt. Khi bị trách phạt, ở trẻ nảy sinh sự khó hiểu vì sao mình muốn làm việc này mà không được làm, vì sao mình muốn giúp đỡ mà lại bị quát mắng… Khi đó ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn và khiến trẻ phản ứng lại bằng việc hoạt động nhiều hơn hoặc tỏ ra cáu gắt, xung động… Như vậy, những hoạt động của trẻ hiếu động cần nhận được sự thấu hiểu từ phía những người lớn xung quanh, nhận được sự chia sẻ và định hướng từ họ.
Khi trẻ hoạt động quá nhiều, chạy nhảy liên tục, nghịch phá đồ chơi,.. giáo viên cần nhắc nhở trẻ một cách nhẹ nhàng và có những cuộc trò chuyện thân tình với trẻ để trẻ nhận ra những việc mình làm là không tốt. Dùng tình cảm yêu thương, trìu mến để trò chuyện với trẻ để trẻ dịu lại. Khuyến khích trẻ nói với cô những mong muốn của mình, nhìn vào mắt trẻ khi nói và có những cử chỉ nhẹ nhàng cần thiết với trẻ để trẻ có thể chia sẻ những nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của mình.
Và một điều quan trọng khi thực hiện biện pháp này là cô giáo hay những người thân của trẻ không nên quát mắng hay phạt trẻ đứng hoặc cho ngồi một mình một góc…Vì như vậy sẽ khiến trẻ càng trở nên xung động hoặc lầm lì, kéo dài sẽ gây ra những hậu quả xấu trong sự phát triển tâm lí của trẻ.
Đồng thời cô giáo luôn trao đổi, phối hợp với gia đình để gia đình hiểu con em mình và có những thái độ quan tâm, yêu thương và chia sẻ với trẻ. Khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên quá nuông chiều trẻ và có sự quan tâm đúng chừng mực đến trẻ.
Để thực hiện tốt biện pháp này tôi luôn trang bị cho mình kiến thức về tâm lý trẻ, hiểu được về nhu cầu xúc cảm tình cảm của trẻ. Luôn ứng xử với trẻ cần
nhẹ nhàng và có thái độ quan tâm, chia sẻ với trẻ. Không quát mắng trẻ hoặc sử dụng hình phạt đối với trẻ. Đồng thời luôn có sự phối hợp với gia đình và thống nhất trong cách ứng xử với trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình và thái độ của trẻ ở gia đình, hạn chế những xung đột trong gia đình trước mặt trẻ.
Khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ 5-6 tuổi là độ tuổi cực kì nhạy cảm và cần nhiều sự quan tâm, yêu thương của người lớn quanh mình. Khi dùng tình cảm, sự thấu hiểu, sẻ chia, những lời động viên khích lệ sẽ góp phần giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình, điều chỉnh những hành vi cho phù hợp.