Lập kế hoạch hoạt động TCM theo hướng NCBH

Một phần của tài liệu Quản lý tổ hoạt động chuyên môn ở trường THPT theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 35 - 37)

Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động NCBH. Hoạt động này sẽ xác định mục tiêu, nội dung và các biện pháp cần thực hiện để hoạt động NCBH đạt kết quả cao. Kế hoạch quyết định đến hướng đi của quá trình NCBH trong TCM. Các thành viên trong tổ cần thực hiện đầy đủ nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của hoạt động NCBH. Bản kế hoạch bao gồm nội dung cụ thể sau :

Để triển khai được hoạt động TCM theo hướng NCBH, TTCM cần đánh giá được những đặc điểm TCM của mình. Cụ thể :

- Số lượng Gv trong tổ, trình độ đào tạo, độ tuổi, năng lực chuyên môn của GV.

- Những mặt mạnh và hạn chế đó tác động đến hoạt động NCBH ở TCM như thế nào ?

- Hoạt động NCBH đã được thực hiện ở TCM như thế nào ? Làm được những gì và những gì còn tồn tại trong hoạt động NCBH ở TCM.

Với những đặc điểm của TCM như vậy, Tổ trưởng chuyên môn cần xác định mục tiêu hoạt động của TCM theo hướng NCBH cho hợp lý. Cụ thể :

- Mục tiêu cần đạt được về nhận thức của GV trong TCM khi thực hiện hoạt động NCBH.

- Chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ và chất lượng dạy học của GV phải được nâng cao.

- Phát triển được năng lực chuyên môn cho GV.

- Nâng cao hiệu quả các bài dạy từ đó nâng cao chất lượng học tập của HS.

Tiếp đó Tổ trưởng chuyên môn xác định những hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra ;

- Tư vấn cho Hiệu trưởng tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm có mời các chuyên gia để trao đổi, thảo luận về hoạt động NCBH.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi liên trường trên cùng địa bàn để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm về NCBH.

- Phổ biến thường xuyên các văn bản, hướng dẫn của các cấp quản lý về hoạt động NCBH cho GV trong tổ.

- Thường xuyên tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở TCM.

- Khuyến khích, động viên GV tích cực tham gia vào hoạt động NCBH. - Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV trong TCM về hoạt động NCBH.

Bên cạnh đó, Tổ trưởng chuyên môn cũng cần xác định được các nguồn lực để thực hiện hoạt động NCBH tại TCM.

- Các văn bản, hướng dẫn của các cấp quản lý đối với hoạt động - Nhận thức của hiệu trưởng, của GV và của HS về hoạt động NCBH. - Cơ sở vật chất của nhà trường.

- Trình độ, năng lực của GV trong TCM.

- Sự ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý tổ hoạt động chuyên môn ở trường THPT theo hướng nghiên cứu bài học (Trang 35 - 37)