Tìm thấy mối liên quan giữa IMT động mạch đùi với tuổi (OR = 10,2), năm mãn kinh (OR = 13,8), BMI (OR = 2,3), huyết áp
(OR = 5,0), glucose máu (OR = 4,7), lipid máu (OR = 3,2) và estradiol (OR = 2,6), với p < 0,05.
Phụ nữ mãn kinh có giảm FMD liên quan đến tuổi (OR = 2,4),
năm mãn kinh (OR = 4,0), huyết áp (OR = 8,1), lipid máu (OR = 2,9), glucose (OR = 4,7) và estradiol (OR = 3,0), với p < 0,05.
IMT động mạch đùi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi huyết áp tối đa
(p < 0,01), LDL–C (p < 0,01), estradiol (p < 0,01), glucose máu (p < 0,05), tuổi (p < 0,05) và huyết áp tâm trương (p < 0,05).
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng quan trọng đến giảm FMD là tuổi và năm mãn kinh (p < 0,001), glucose máu (p < 0,001), tiếp đến
huyết áp tối đa (p < 0,05) và estradiol (p < 0,05).
KIẾN NGHỊ
1. Phụ nữ tuổi ≥ 50 và có thời gian mãn kinh > 5 năm nên đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và độ dày nội-trung mạc động mạch đùi chung nhằm phát hiện sớm tổn thương mạch máu để có hướng điều trị hạn chế quá trình vữa xơ động mạch.
2. Nên khảo sát huyết áp, glucose, LDL-C, và estradiol ở PNMK để can thiệp thay đổi lối sống và điều chỉnh các rối loạn kịp thời, giảm tác động của các yếu tố nguy cơ gây tổn thương mạch máu.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lương Thị Hương Loan, Nguyễn Đức Hải (2015), “Nghiên cứu đặc điểm độ dày lớp nội trung mạc động mạch đùi ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa bằng siêu âm doppler”, Tạp
chí Y Dược lâm sàng 108, tr 14-20.
2. Lương Thị Hương Loan, Nguyễn Văn Quýnh (2015), “Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch đùi chung với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm doppler”, Tạp chí Hội Nội khoaViệt Nam, Số đặc biệt, tr. 343-348.
3. Lương Thị Hương Loan, Nguyễn Đức Hải (2020), “Tìm hiểu mối liên quan giữa đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler”, Tạp chí Y Học Việt Nam, tr 212-215.