MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm văn hóa vùng Trung Bộ và việc khai thác những đặc điểm văn hóa này trong kinh doanh du lịch (Trang 27 - 29)

ĐIỂM VĂN HÓA VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ TRONG KINH DOANH DU LỊCH

3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Các điều kiện khai thác:

 Điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội

 Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

 Điều kiện về sự đồng thuận giữa cộng đồng cư dân địa phương

3.1.2. Tình hình khai thác văn hóa Trung Bộ vào du lịch

Kinh doanh du lịch được xem như một ngành chủ lực để phát triển kinh tế ở Việt Nam 3.1.3. Xu hướng du lịch văn hóa hiện nay

Cùng với sự phát triển kinh tế, xu thế du lịch văn hóa cũng tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu.

3.1.4. Các định hướng khai thác

 Hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Trung như du lịch văn hóa, du lịch văn hóa di sản, gắn liền với các giá trị văn hóa hữu hình và các giá trị văn hóa vô hình.

 Hình thành các tuyến du lịch gắn kết các di sản với nhau

 Đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các văn hóa, di tích, phát huy giá trị văn hóa, khôi phục lễ hội, các làng nghề.

 Chú trọng xây dựng môi trường du lịch hấp dẫn

 Phát triển nguồn nhân lực du lịch để có đủ nguồn cung lao động cung cấp cho ngành du lịch trong khu vực.

 Chú trọng tăng cường giá trị của các văn hóa miền Trung để tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm văn hóa du lịch, đặc biệt thông qua các hoạt động quảng bá, tuyên truyền giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa đó.

 Tăng cường huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các giá trị văn hóa.

 Xác định rõ trách nhiệm của chủ thể quản lý và khai thác các giá trị văn hóa  Quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường

3.1.5. Xác định khách hàng mục tiêu của du lịch miền Trung

Các thị trường truyền thống như Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Australia và các nước ASEAN. Chú ý đến thị trường Canada và các nước Bắc Âu. Ngoài ra khu vực nội địa cũng cần quan tâm đến.

3.2. Một vài giải pháp đề ra

Thứ nhất: Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và các tổ chức khác có liên quan cần thống nhất về quan điểm, chủ trương phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thứ hai: Rà soát, xác định nhu cầu phát triển nhân lực theo quy hoạch phát triển ngành du lịch của vùng và từng địa phương trong vùng. Trong đó xác định rõ nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của cả khu vực và từng địa phương. Đồng thời, triển khai hoạt động rà soát, đánh giá năng lực đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành du lịch của hệ thống các cơ sở đào tạo trong khu vực và từng địa phương. Qua đó, xây dựng được kế hoạch và lộ trình cụ thể để triển khai phát triển nguồn nhân lực du lịch cho khu vực.

Thứ ba: Duy trì và tăng cường các mối quan hệ liên kết với các chủ thể trong và ngoài vùng trên cơ sở phát huy, nâng cao dần khả năng đáp ứng tại chỗ về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch của khu vực và từng địa phương của hệ thống các cơ sở đào tạo trong khu vực.

Thứ tư: Chú trọng đào tạo chất lượng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao cho ngành. Chủ động lập kế hoạch và mời các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế về du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo tại địa phương triển khai đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Thứ năm: Tăng cường lựa chọn cán bộ nguồn có trình độ năng lực, gửi đi đào tạo tại nước ngoài đối với những lĩnh vục còn khuyết thiếu, đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực đặc thù như quy hoạch, quản lý điểm đến, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch biển, du lịch tàu biển, du lịch di sản văn hóa và di sản thiên nhiên trong đó có cả du lịch sinh thái, hang động...

Như vậy, Trung Bộ là một khu vực có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và phong

phú, nhiều loại hình du lịch và sản phẩm du lịch có thể được khai thác và phát triển. Trong thời gian tới đây, các địa phương trong khu vực cần có những kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh, tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch của khu vực trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm văn hóa vùng Trung Bộ và việc khai thác những đặc điểm văn hóa này trong kinh doanh du lịch (Trang 27 - 29)