nhận xét tinh thần thái độ tham gia học tập, có thể kết hợp phát động phong trào ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa.
Buổi ngoại khóa nên lồng các tiết mục văn nghệ hát về Trường Sa, Hoàng Sa về biển, đảo quê hương.
2.5.2.4. Công tác công ích xã hội
Tổ chức cho HS sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến chủ quyền biển, đảo sau đó nhà trường phối hợp với địa phương tổ chức các cuộc triển lãm về biển đảo từ đó HS có cái nhìn tiệm cận, chính xác hơn về biển đảo, thông qua đó vận động tuyên truyền HS tham gia bảo vệ môi trường biển như: Thành lập đội xung kích, đội tình nguyện xanh, đội tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ khu du lịch biển. Biện pháp này thường được tiến hành ở các điạ phương gắn liền với biển.
Trên đây là một số hình thức rất phù hợp để thực hiện chuyên đề ngoại khóa về nội dung chủ quyền biển, đảo ở trường THPT. Thông qua hoạt động ngoại khóa, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục về nội dung chủ quyền biển, đảo, nâng cao ý thức và trách nhiệm hơn cho các em HS trong việc đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Qua đó HS sẽ có những hoạt động ý nghĩa hơn, thiết thực hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo quê hương.
2.5.3. Giáo dục chủ quyền biển, đảo qua các bài Lịch sử địa phương ởtrường THPT. trường THPT.
Để thực hiện được hình thức này các trường phải có kế hoạch xây dựng các chuyên đề dạy học lịch sử địa phương theo PPCT đầu năm, các chuyên đề phải có nội dung phối hợp với Lịch sử dân tộc để nâng cao tính giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương trong bài học nội khóa LSĐP
Giáo dục chủ quyền biển, đảo qua các bài Lịch sử địa phương áp dụng cho các tỉnh thành có biển, đồng thời tùy thuộc vào PPCT, nội dung tiết LSĐP của từng đơn vị lựa chọn, tùy theo trình độ khối lớp để GV chọn nội dung và phương pháp thực hiện.
Ví dụ: Có thể biên soạn nội dung “Chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa trong Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975” dùng cho việc dạy tiết
Lịch sử địa phương và lồng ghép bài Lịch sử dân tộc cho HS lớp 12. Bố cục của bài như sau: