án với Ngân hàng thế giới.
Về quản lý nhà nước, việc thực hiện các dự án của WB được quy định tại Nghị định 17/201/NĐ-CP ban hành năm 2001 về việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Quy định này đã được thực hiện nhưng việc triển khai nó cịn chậm. Chính sự phức tạp, rườm rà trong thủ tục hành chính đã là một nhân tố chủ yếu làm cho tiến độ thực hiện các dự án WB bị chậm lại. Đặc biệt trong những năm gần đây, số dự án "có vấn đề" của WB tại Việt Nam tăng lên. WB cho rằng nguyên nhân của những dự án có vấn đề và tốc độ giải ngân chậm một phần là do thủ tục phê duyệt dự án phải qua nhiều Bộ, Ban ngành có liên quan làm cho thời gian phê duyệt dự án kéo dài đặc biệt là các đối tác phải mất thời gian dài để chờ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan cấp cao về những dự án đó, điều này đã gây nản lịng đối với các đối tác; Cơ chế đấu thầu và mua sắm, phê duyệt vốn đối ứng từ ngân sách cịn q rắc rối; việc hạch tốn kế tốn không phù hợp với thông lệ quốc tế… Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện cải cách hành chính nói chung trong đó đặc biệt chú ý đến thủ tục quản lý và thực hiện vốn ODA tại Việt Nam theo những biện pháp sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý ODA hợp lý gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước, tránh tình trạng như hiện nay việc quản lý các dự án ODA tập trung vào trung ương mà chủ yếu ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Rà soát lại thủ tục phê duyệt dự án ODA, giảm bớt những thủ tục hành chính khơng cần thiết, thực hiện cơ chế một của trong việc thẩm định và phê duyệt dự án ODA để rút ngắn thời gian phê duyệt bị dự án, tránh gây phiền hà cho các đối tác đầu tư.
-Sửa đổi cơ chế quản lý như cơ chế đấu thầu và mua sắm, nguyên tắc hạch tốn kế tốn… cho phù hợp với thơng lệ quốc tế.
- Giải quyết những vướng mắc trong lĩnh vực tái định cư và đền bù đất đai đối với những dự án có liên quan đến đất đai.