Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp (Trang 29 - 30)

Từ thực tiễn hoạt động tại đơn vị, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau để các đơn vị bạn có thể áp dụng trong điều hành công việc cũng như xây dựng một môi trường văn hóa trong nhà trường một cách hiệu quả

- Đối với nội dung xây dựng văn hóa nhà trường:

+ Các nhà trường nên có một trang facebook riêng và do lãnh đạo trường quản lý. Mặc dù hiện nay mỗi trường đều có wedsite để đưa các thông tin của trường lên nhưng facebook có thế mạnh riêng của nó. Wedsite chỉ đưa thông tin nhưng tính năng tương tác với cộng đồng lại không thể bằng facebook, hơn nữa, lớp trẻ hiện nay chủ yếu tương tác với nhau thông qua facebook là chính. Các thông tin khi đưa lên yêu cầu phải là thông tin chính thống, phản ánh được đầy đủ, toàn diện các hoạt động của nhà trường. Người quản trị trang phải luôn có mặt ở những sự kiện của trường để cập nhật những thông tin cần đăng tải, phải biên tập các tin sao cho ngắn gọn nhưng đủ lượng thông tin, có hình ảnh đi kèm để làm phong phú thêm, phải biết được các thông tin tương tác, phản hồi, nhất là của học sinh để có sự điều chỉnh trong vận hành trang thông tin. Mỗi một thông tin đưa lên đều nhằm mục đích rõ ràng, hướng tới mục tiêu là xây dựng một hình ảnh nhà trường thân thiện, một địa chỉ giáo dục tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Một kinh nghiệm nhỏ là trang facebook nên đặt ở chế độ riêng tư, tức là chỉ có người quản trị đưa được thông tin lên, các đối tượng tương tác chỉ có thể xem, bình luận, chia sẻ nhưng không đưa tin lên dòng thời gian được, tránh những thông tin không mong muốn xuất hiện trên trang của trường.

+ Mỗi tổ chức, tổ nhóm chuyên môn, các lớp trong trường nên có trang zalo nội bộ. Nên thống nhất đây là trang thông tin nội bộ để điều hành công việc, chia sẻ thông tin. Đây là cách làm rất hiệu quả, đảm bảo mọi thông tin, công việc được xử lý nhanh chóng.

- Đối với nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh:

Cơ quan chủ quản các đơn vị giáo dục nên khuyến nghị các nhà trường có học sinh du học hay xuất khẩu lao động cần thiết lập được nhóm học sinh của mình ở nước ngoài thông qua các công cụ của mạng xã hội, có kênh thông tin độc lập với các công ty tư vấn. Nhà trường nên giao cho một cán bộ quản lý hoặc cán bộ tuyển sinh làm việc này. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường trong việc hỗ trợ,

tư vấn hướng nghiệp cho các em mà cũng cần xem là một giải pháp để xây dựng hình ảnh nhà trường.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w