Nguyên lý nạp năng lượng

Một phần của tài liệu Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy thủy điện huội quảng (Trang 25 - 33)

3.4.1 Nguyên lý nạp dầu

26

Nguyên lý nạp dầu

Trong đó:

AA008, AA012, AA016 là các van xả tải; AP001: động cơ bơm 7,5kW;

AP002, AP003: động cơ bơm 30kW; AT001, AT002, AT005 là các bộ lọc;

AA013: van điều khiển áp lực an toàn cho động cơ bơm AP001. Nguyên lý nạp dầu áp lực bơm AP001

Khi áp lực bình áp lực giảm xuống giá trị 6,0Mpa, PLC nhận biết được mức áp lực này thông qua tín hiệu AI (4-20mA) từ cảm biến áp lực CP051T gắn trên bình áp lực.

PLC xuất lệnh chạy bơm dầu AP001 (chân DO1 cấp cho cuộn dây rơ le trung gian K01) đồng thời cấp tín hiệu mở van xả tải AA008 (chân DO11 cấp nguồn cho rơ le trung gian KUL1). Khi van xả tải AA008 có điện, đường dầu P thông với B, A thông với T làm mất

áp lực van hai ngả có điều khiển AA009. Lúc này, dầu sẽ được hút thông qua bộ lọc AT001 qua van AA009 trở về bể xả. Sau quá trình xả tải 5 giây, PLC ngừng lệnh xả tải,

van AA008 mất điện, đường dầu P thông với A và B thông với T cấp áp lực cho van AA009 đóng đường dầu về bể xả. Lúc này, dầu xẽ đi qua bộ lọc AT001, qua van 1 chiều AA011 và đi vào bình áp lực thông qua van cách ly AA045.

Khi áp lực trong bình áp lực tăng lên giá trị 6,25 Mpa hoặc sau thời gian 5 phút kể từ khỉ khởi động bơm mà áp lực bơm không đạt được 6,25Mpa thì PLC sẽ xuất lệnh ngừng bơm.

Trong trường hợp bơm AP001 chạy sau 5 phút mà áp lực trong bình không nâng được lên 6,25Mpa, kiểm tra và chỉnh lại giá trị tác động của van an toàn AA010 hoặc van điều khiển áp lực AA013.

Trường hợp bơm AP001bơm vượt quá giá trị áp lực định mức 6,3Mpa. Lúc này, dầu có thể xả tuần hoàn về bể dầu thông qua 2 đường:

+ Mức dầu hệ thống xả qua van an toàn AA010 làm giảm áp lực tại van AA009, dầu từ bơm sẽ đi qua van này và tuần hoàn về bể xả.

+ Mức dầu hệ thống xảqua van an toàn AA013. Khi áp lực vượt giá trị định mức 6,3 Mpa và tới giá trị cài đặt của van AA013, đường dầu áp lực của hệ thống đi qua van tay AA027 tác động vào đường điều khiển X của van AA013. Lúc này, đường dầu A sẽ thông với T làm mất áp lực của van AA009. Dầu sẽ đi từ bơm thông qua van AA009 về bể xả.

Nguyên lý nạp dầu áp lực bơm AP002, AP003 Nguyên lý nạp dầu áp lực bơm AP002:

+ Khi áp lực đạt đến giá trị chạy bơm chính (5,87 Mpa) (rơ le áp lực KP055S tác động cấp tín hiệu 24 VDC vào chân DI_1B 11 của PLC), PLC xuất lệnh chạy bơm chính qua chân DO_1A cấp nguồn 24VDC cho cuộn dây rơ le trung gian K11 , đồng thời xuất lệnh cho van xả tải AA012 qua DO_1A 12 cấp cấp nguồn 24VDC cho cuộn dây rơ le trung gian KUL2 . Khi van xả tải AA012 có điện, đường dầu P thông với B và A thông với T làm mất áp lực van 2 ngả có điều khiển AA015. Lúc này, dầu sẽ đi từ bộ lọc AT002 qua van AA015 tuần hoàn về bể xả. Sau thời gian xả tải 5 giây, PLC xuât lệnh dừng xả tải, van AA012 mất điện, đường dầu P thông với A và B thông với T. Lúc này, đường dầu áp lực từ hệ thống đi qua van tay AA018 thông qua van tiết lưu BP003 cấp áp lực van AA015 khép đường dầu về bể xả, dầu sẽ đi từ bộ lọc AT002 qua van 1 chiều AA017 và AA024 và đi vào bình áp lực thông qua van cách ly AA045.

+ Khi áp lực đạt đến giá trị định mức (6,3Mpa), PLC xuất lệnh dừng bơm.

+ Trường hợp bơm làm việc tới giá trị định mức (6,3 Mpa) mà không tự động dừng bơm, tới giá trị cài đặt van an toàn AA023 sẽ làm việc, bơm dầu sẽ tuần hoàn qua van này về bể xả.

28

3.4.2 Nguyên lý nạp khí

Sơ đồ nguyên lý nạp khí:

Sơ đồ nguyên lý nạp khí

Ký hiệu:

AA054, AA055 van điện từ nạp và xả khí;

AA031, AA035, AA036, AA042 là các van tay thường mở;

AA032: van tay 3 ngả nạp khí bằng tay;

AA034: van 1 chiều; AT031: bộ lọc khí; BP031: van tiết lưu.

- Nguyên lý nạp khí bằng tay

Kiểm tra các van tay AA042, AA035 đang ở trạng thái mở; Kiểm tra áp lực khí nén cao áp đủ định mức 7,0 Mpa;

Mở nhỏ van tayAA032 để nạp khí vào bình, theo dõi áp lực bình dầu điều tốc.

- Nguyên lý nạp khí tự động

Trường hợp trạm dầu đang “ON” (van cách ly mở)

Khi rơ le mức dầu của bình áp lực (CL059S) báo cao (1050 mm) cấp tín hiệu 24 VDC vào chân DI_1A 14, đồng thời áp lực bình thấp hơn áp lực định mức (6,3 Mpa), PLC xuất lệnh cho bộ nạp khí tự động qua chân DO_1A 9, 10 cấp nguồn 24VDC cho 2 rơ le trung gian KAIJ và KAEX, cả hai cuộn van điện từ AA054 và AA055 cùng có điện. Lúc này, khí nén sẽ đi qua van AA042→van AA031→van tiết lưu BP031→bộ lọc AT031→van điện từ AA054→van 1 chiều AA034→van AA035 và đi vào bình áp lực.

- Khi áp lực nhỏ hơn áp lực định mức 6,3 Mpa, rơ le áp lực KP056S không tác động, bộ nạp khí tự động làm việc.

Bộ nạp khí tự động làm việc theo chu kỳ: nạp 15 giây và dừng 10 giây. Các điều kiện dừng nạp khí tự động:

+ Áp lực bình đạt định mức 6,3 Mpa; + Áp lực bình báo cao 66,8 Mpa; + Bơm AP002 hoặc bơm AP003 chạy;

+ Rơ le mức dầu áp lực (CL058S) báo bình thường (990 mm) hoặc rơ le mức dầu áp lực (CL059S) báo cao (1050 mm) + tín hiệu DI rơ le áp lực KP055S báo chạy bơm chính (58,7 Mpa) hoặc tín hiệu DI rơ le áp lực KP053S báo chạy bơm dự phòng (56,5

Mpa).

3.4.3 Nguyên lý điều khiển bơm

Hệ thống điều khiển bơm dầu áp lực MHY làm việc ở các chế độ: Tự động và bằng tay. Ở mỗi chế độ lựa chọn bơm AP002 và bơm AP003 tự động hoặc bằng tay thì đều có thể lựa chọn 1 trong 2 bơm làm việc chính hoặc dự phòng.

- Chế độ bằng tay

Chế độ vận hành bằng tay dùng để phục vụ quá trình sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh hoặc trong trường hợp bộ làm việc tự động xảy ra sự cố không làm việc được. việc giám sát vận hành của thiết bị hoàn toàn trục tiếp bằng con người.

Muốn chạy các bơm bằng tay, tại tủ điều khiển chuyển các khóa chế độ SA01, SA11, SA21 về ‘’manual’’.

Lựa chọn AP002, AP003 là bơm chính hoặc dự phòng, chuyển khóa SC01 có 2 vị trí “2# Pump (Bơm *M2A) - 3# Pump (Bơm *M2B)”;

Khi chuyển các khóa về chế độ bằng tay, ấn nút khởi chạy các bơm, thì sẽ xuất lệnh trực tiếpđến khởi động mềm để chạy bơm tương ứng.

- Chế độ tự động

Bơm AP001 Chạy bơm

Chuyển lắc khóa SA01, SA31 sang vị trí ‘’auto’’

Khi có tín hiện khởi động trạm dầu gửi từ LCU đến trạm dầu → cuận hút van AA008 có điện, cuận hút K01 có điện sau 1 giây kể từ khicó lệnh khởi động trạm dầu→ QC01 có điện → bơm khởi động không tải.

30

Nếu rơ le mức CL058S và rơ le áp lực CP056S chưa tác động và nhiệt độ bể dầu nhỏ hơn 35 độ C → van AA008 mất điện → bơm hoạt động có tải → bổ sung dầu cho bình tích năng. Khi CL058S hoặc CP056S hoặc sau khi chạy 5 phút thì dừng bơm.

Dừng bơm

Khi có lệnh dừng trạm dầu điều tốc từ CSCS, bơm AP002, AP003 đã dừng hoặc bơm AP001 bị lỗi → rơ le K00 có điện → QC01 mất điện → dừng bơm.

Các lỗi dừng bơm:

+ Mất nguồn điều khiển bơm. + Mất nguồn lực bơm.

+ Rơ le CP011S báo tắc bộ lọc AT001 của bơm AP001.

+ Rơ le CP017S báo tắc đường ống bơm dầu tuần hoàn trong bể. + Rơ le CL004S báo mức dầu bể dầu quá thấp.

+ Rơ le CL059S báo mức dầu bình tích năng quá cao.

+ Rơ le CP057S báo áp suất bình tích năng quá cao. Bơm AP002, AP003

Chạy bơm

Chuyển lắc khóa SA11, SA32 sang vị trí auto

TH1: Nếu khi có lệnh khởi động trạm dầu mà van cách ly chưa được xác nhận ở trạng thái mở và bơm AP001 đang lỗi, bơm AP002 đang được lựa chọn là bơm chính → PLC xuất tín hiệu đến rơ le K11, K11 có điện sau đó cuận AA012 có điện → QC11 có điện → bơm khởi động không tải. Sau khi xả tải được 5s giây → cuộn AA012 mất điện → bơm hoạt động có tải bổ xung áp lực cho đường ống để đủ áp lực mở van AA045

TH2: Nếu van cách ly được xác định là đã mở và bơm được chọn là bơm chính, mà (mức giảm tới giá trị trở về của rơ le CL056S và rơ le CP056S chưa tác động) hoặc (áp lực giảm tới giá trị trở về của rơ le CP055S và rơ le CL058S chưa tác động) → PLC gửi tín hiệu chạy bơm bổ xung dầu cho bình tích năng.

TH3: Nếu van cách ly được xác định là đã mở và bơm được chọn là bơm dự phòng, mà mức dầu giảm xuống giá trị trở về của rơ le CL054S hoặc áp lực giảm xuống giá trị trở về của rơ le CP053S → bơm bắt đầu được khởi động và bổ sung dầu cho bình tích năng.

Dừng bơm.

TH1: Nếu bơm được chọn là bơm chính, van cách ly đã xác định trạng thái mở, rơ le CP002S đã tác động, mà rơ le CL058S hoặc rơ le CP056S tác động →PLC xuất lệnh đến rơ le K10 có điện → QC11 mất điện → dừng bơm

TH2 : Nếu bơm AP002 được chọn là bơm dự phòng, van cách ly đã xác định trạng thái mở, rơ le CP002S đã tác động, mà rơle CL057S hoặc rơ le CP056S tác động → rơ le K10 có điện → QC11 mất điện → dừng bơm

TH3: Nếu có lệnh dừng trạm dầu từ CSCS, bơm sẽ tiếp tục chạy đến khi rơ le CL058S hoặc CP056S tác động → rơ le K10 có điện → QC11 mất điện → dừng động cơ.

TH4: Nếu động cơ báo lỗi → rơ le K10 có điện → QC11 mất điện → dừng động cơ.

32

Được thực tập tại Nhà máy Thủy điện Huội Quảng một trong những Nhà máy Thủy điện có sơ đồ công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động hóa tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống điều khiển, thiết bị công nghệ mang tính tự động hóa cao. Đó là niềm vinh dự củasinh viên thực tập chuyên ngành Tự động hóa nói chung.

Qua 01 tháng thực tập tại Công ty Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát, nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo phân xưởng Điện –Tự động, Tổ trưởng Tổ tự động và các anh/chị hướng dẫn. Đặc biệt, được thực tập đúng thời điểm Sửa chữa lớn (đại tu) hệ thống trạm 220kV đã giúp Tôi đạt được những kết quả sau:

- Hình dung được các công việc của một kỹ sư Tự động hóa

- Củng cố các kiến thức cơ bản tại Trường nói chung và chương trình đào tạo của

Khoa nói riêng: Như các kiến thức cơ bản về khí cụ điện gồm rơ le trung gian, rơ le nhiệt,

công tắc tơ, TU, TI CSV….

- Củng cố kiến thức chuyên ngành: DCS, lý thuyết điều khiển tự động, Điện tử số, Điện tử công nghiệp, lý thuyết mạch điện…vv

- Biết cách đọc, phân tích sơđồ mạch nhị thứ cơ bản.

Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn quý Công ty đã giúp đỡ Tôi hoàn thành chương trình thực tập.

Một phần của tài liệu Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tìm hiểu dây chuyền sản xuất nhà máy thủy điện huội quảng (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)