Một số biện pháp chống chuyển giá

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty này ở các nước nhận đầu tư (Trang 36 - 40)

VII. Quản lí chống chuyển giá

1.Một số biện pháp chống chuyển giá

Để chống chuyển giá thì phải xác định được định giá chuyển giao :

- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm được vận dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liên kết.

- Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương

đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế biến, lắp ráp... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết.

- Phương pháp giá vốn cộng lãi: được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản

xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

- Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ suất

sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.

- Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng

thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...).

+ Mục đích của định giá chuyển giao là tìm sự khác biệt trong việc hình thành nghĩa vụ thuế giữa giá giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Do đó, quá trình so sánh cho phép chủ thể có giao dịch liên kết lựa chọn giá trị phù hợp nhất trong các giá trị tương ứng của biên độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá của giao dịch liên kết. Theo quy định tại đoạn 1.1 điểm 1, Mục 2, phần B, TT117/2005/TT-BTC, trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị phù hợp nhất thì chủ thể kinh doanh không cần điều chỉnh

Áp dụng các biện pháp so sánh giá thị trường được xem là nghĩa vụ bắt buộc của

đối tượng nộp thuế TNDN khi thực hiện các giao dịch liên kết. Chủ thể này có nghĩa vụ kê

khai các giao dịch liên kết đã thực hiện và phương pháp so sánh giá đã áp dụng khi khai báo thuế TNDN. Tuy vậy cơ chế bảo mật thông tin trong trường hợp này chưa được nhà nước quan tâm điều chỉnh cụ thể, vì thế sẽ không thể biết rằng một khi thông tin nội bộ của họ (như bí mật công nghệ, giải pháp kỹ thuật...) bị rò rỉ gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế thì trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ ra sao, mức bồi thường như thế nào? Câu hỏi này chưa có lời đáp rõ ràng.

- Các biện pháp cưỡng chế cũng được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết.

Biện pháp định giá chuyển giao theo cách thức điều chỉnh hiện nay chỉ có ý nghĩa trong việc xác định thu nhập chịu thuế, chính xác hơn là xác định đúng nghĩa vụ thuế

TNDN. Thế nhưng điều đó cũng có nghĩa là đưa giao dịch liên kết về giao dịch thị trường,

nên kết quả này cũng có những ý nghĩa pháp lý nhất định trong việc xác định các nghĩa vụ thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có. Kết quả này là biểu thị giá của giao dịch bán ra hoặc giao dịch mua vào cho nên giá tính thuế của các loại thuế gián thu nếu căn cứ vào đây có thể sẽ khác đi vì được định giá lại.

Biện pháp chống chuyển giá mà một số nước trên thế giới thường dùng

 Ở nước Mỹ :

Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá:

Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:

Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.

Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS xác định được. Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu

nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước. Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp. Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp. Để đánh giá và phát hiện hành vi chuyển giá, Mỹ sử dụng 6 phương pháp định giá bao gồm :

 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontroller Price – CUP).

 Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method)

 Phương pháp chi phí cộng thêm vốn(Cost Plus Method)  Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method)

 Phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể so sánh được (ComparabableProfit Split Method)

 Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (The Comparable Profit Method) Trong đó, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp giá bán lại (Resales price method) và phương pháp giá phí cộng thêm (cost plus method) vì những tài liệu cần thiết không quá phức tạp khi thu thập. Thực tế cho thấy, phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit split method) là phương pháp dễ áp dụng và ít tốn kém nhất ở Mỹ. Tuy nhiên do tính chính xác không cao nên đã bị chỉ trích khá nhiều bởi các MNC.

 Ở Singapore (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Singapore không có luật riêng để quản lí hoạt động chuyển giá. Các quy định liên quan đến hoạt động chuyển giá nằm trong luật chung về thuế. IRAS (Inland Revenue Authority of Singapore) phát hành hướng dẫn về hoạt động chuyển giá ngày 23/2/2006. (Singapore Pricing Guidelines) Hướng dẫn về chuyển giá của Singapore dựa trên và thống nhất với hướng dẫn của OECD. Những hướng phương pháp định giá được đưa ra bởi OECD được chấp nhận ở Singapore. IRAS hầu như không ưu tiên cho phương pháp nào trong số 5 phương pháp được liệt kê trong hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá chuyển giao nào tạo ra kết quả tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Singapore không quy định mức phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển giá. Mức phạt chung cho các vi phạm về thuế nằm từ khoảng 100% đến 400% khoản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu ý trong thực tế là khi một vụ điều tra về chuyển

giá được tiến hành, án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng thuế không có hoặc không đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá. Luật thuế của Singapore cũng như hướng dẫn về vấn đề chuyển giá không đưa ra một yêu cầu về việc phải chuẩn bị xuất trình các tài liệu về chuyển giá. IRAS mong muốn các đơn vị và cá nhân đóng thuế phải tự đánh giá nguy cơ rủi ro bị kết tội chuyển giá và tự chuẩn bị những tài liệu phù hợp với rủi ro đó. Các tài liệu tối thiểu cần có khi kiểm tra về vấn đề chuyển giá bao gồm:

Mô tả về các bên liên quan trong các chuyển nhượng, bao gồm giá trị mua bán và các điều khoản kí kết. Một phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến quá trình mua bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài sản và các rủi ro được dự báo. Bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn vị. Ngoài ra, tùy vào mức độ rủi ro bị kết tội chuyển giá cũng như mức độ phức tạp và quy mô của các hoạt động mua bán, chuyển nhượng mà doanh nghiệp có thể cần chuẩn bị những tài liệu chi tiết hơn. Singapore hầu như không quy định thời hạn cho việc xuất trình các tài liệu. Tuy nhiên, khi đơn vị đóng thuế tin rằng mình có khả năng bị kiểm tra chuyển giá, thì việc chuẩn bị các tài liệu liên quan cần được chuẩn bị một cách đồng thời. Không có yêu cầu nộp hoặc thời hạn nộp các tài liệu, tuy nhiên việc xuất trình các tài liệu phải được thực hiện ngay nếu được yêu cầu từ IRAS.Có thể nhận thấy việc ban hành hướng dẫn về chuyển giá của Singapore chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề chuyển giá.

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty này ở các nước nhận đầu tư (Trang 36 - 40)