1.13 Kết quả mô phỏng
Kết quả mô phỏng hệ thống IEEE802.11N được tiến hành trên giao diện GUI của MATLAB.
Hình 5-1: Giao diện nền chính
Khi ấn nút “MO PHONG HE THONG IEEE802.11N” . Màn hình lúc này sẽ hiển thị sơ đồ khối tổng quát của toàn bô hệ thống IEEE802.11N trước khi cho ra dữ liệu từng khối cụ thể.
Nhấn “START”. Lúc này màn hình sẽ hiển thị kết quả dữ liệu ngõ ra của từng khối trong toàn sơ đồ hệ thống.
Dữ liệu ngõ ra khối Convolution từ 26 bits ngõ vào ngẫu nhiên ký hiệu là d.
Hình 5-3: Dữ liệu ngõ ra khối Convolution Encoder (x)
Khối Interleaver sắp xếp lại chuỗi dữ liệu từ ngõ r a của khối Convolution.
Hình 5-4: Dữ liệu ngõ ra của khối Interleaver (d_intlr)
Kết quả dữ liệu ngõ ra khối 16_QAM từ 52 bits ngõ ra khối Interleaver.
Kết quả s0, s1 của khối Alamouti Encoder dựa trên dữ liệu ngõ ra của khối 16_QAM.
Kết quả s0_ifft, s1_ifft được tính toán dựa trên hàm IFFT trong Matlab.
Hình 5-7: Dữ liệu ngõ ra của khối IFFT (s0_ifft, s1_ifft)
Dữ liệu c0 và c1 của khối Channel từ ngõ ra khối IFFT.
Dữ liệu ngõ ra khối FFT được tính toán dựa trên hàm FFT trong Matlab.
Hình 5-9: Dữ liệu ngõ ra của khối FFT (s0_ifft, s1_ifft)
Dữ liệu ngõ ra khối Alamouti Decoder từ ngõ ra khối biến đổi FFT.
Dữ liệu ngõ ra khối 16_DeQAM từ dữ liệu ngõ ra của khối Alamouti Decoder.
Hình 5-11: Dữ liệu ngõ ra của khối 16_DeQAM (de_qam)
Khối Deinterleaver sắp xếp lại chuỗi dữ liệu từ khối 16-DeQAM để khôi phục tín hiệu ban đầu.
Hình 5-12: Dữ liệu ngõ ra của khối Deinterleaver (d_deintlr)
Dữ liệu ngõ ra khối Viterbi từ ngõ ra khối Deinterleaver.
Đề tài mô phỏng sử dụng khoảng cách giữa 2 anten phát là 0.5m, khoảng cách giữa 2 anten thu là 0.5m. Kết quả mô phỏng những anten truyền – nhận được thể hiện như hình 5-14, 5-15, 5-16 và 5-17 đối với đường Rayleigh-fading thứ nhất (thông qua 2 giá trị dB - trục đứng và time(s) – trục ngang).
Hình 5-14: Tx1-Rx1 và tx2-Rx1 đối với đường Rayleigh-fading thứ 1
Hình 5-16: Tx1-Rx2 và Tx2-Rx2 đối với đường Rayleigh-fading thứ 1
Hình 5-19: So sánh BER và Eb/No của 2Tx-2Rx, 2Tx-1Rx
Kết quả mô phỏng phía trên cho thấy rằng là khi sử dụng mô hình MIMO 2x2 ( bao gồm: 2 anten phát, 2 anten thu) sẽ cho giá trị BER và Eb/No tốt hơn khi sử dụng loại MIMO 2x1(bao gồm: 2 anten phát, 1 anten thu).
1.14 Đánh giá kết quả đạt được
Đề tài sử dụng mô hình MIMO 2x2 cùng với kỹ thuật điều chế 16-QAM, mô phỏng kênh truyền vô tuyến thông qua sơ đồ khối hệ thống 802.11n. Với mô hình kênh truyền dạng Demo trong MATLAB.
Từ các kết quả đạt được. Thể hiện qua sơ đồ khối hệ thống và qua kết quả mô phỏng, có thể thấy được tính hiệu quả và tính thực thi của đề tài, thông qua kết quả so sánh những anten truyền – nhận, các giá trị BER/SNR của các dạng kỹ thuật điều chế.