Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phả

Một phần của tài liệu vật liệu polime tơ (Trang 46 - 49)

không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy được.

Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những "thủ phạm" nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. hiểm gây ô nhiễm môi trường.

Túi nilon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Đến nay, không ai xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia và giới sản xuất đều đồng ý rằng quá trình túi nilon phân hủy có thể mất đến 1.000 năm.

Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm, do nhà hóa học Anh – Alexander Parkes phát minh.

Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hoá, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

Khi thải ra môi trường dưới tác động của ánh sáng, túi nilon vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước.

Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa...) đã chết sau khi nuốt phải túi nilon do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi nilon.

Giải quyết vấn đề rác túi nilon bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi nilon tự phân huỷ là một giải pháp khả thi cao, dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường.

Và trước mắt mỗi người hãy tập thói quen hạn chế sử dụng túi nilon khi không thật cần thiết, góp phần hạn chế số lượng túi nilon thải ra môi trường hằng ngày. 

Một phần của tài liệu vật liệu polime tơ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(49 trang)