Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng phương pháp Dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc 7 (Trang 29)

II. PHẦN NỘI DUNG

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Từ mục tiêu của quá trình dạy học đã thiết kế được các phương án dạy học tích hợp ở một số nội dung kiến thức Âm nhạc 7. Kết hợp với các phương pháp dạy học theo hướng tự học đã đem lại nhiều niềm vui, hứng thú cho học sinh trong học tập từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học trong dạy học môn Âm nhạc lớp 7.

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học về vấn đề nghiên cứu

Qua thực tế giảng dạy cho thấy dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoàn thành được phần lớn các nội dung kiến thức trong phiếu học tập và các yêu cầu khác của giáo viên với thời gian chênh lệch không nhiều so với phân phối thời gian của GV.

- Qua các hoạt động học tập, học sinh được trao đổi, thảo luận theo nhóm, phát biểu ý kiến và nêu lên những vấn đề thắc mắc tạo nên không khí lớp học nhẹ nhàng, không nặng nề, căng thẳng; các em tiếp thu bài học tốt và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, các em còn có được thêm khả năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể khiến các em tự tin hơn, không còn rụt rè khi nói trước giáo viên cũng như tập thể lớp.

- Các kiến thức tích hợp giáo dục được các em rất quan tâm bởi vì nó được xuất phát từ những tình huống thực tế. Các em đã chú ý đến việc tìm hiểu các vấn đề một cách sâu sắc liên quan đến kiến thức của nhiều môn học, biết lựa chọn các thông tin, sắp xếp các vấn đề đã lựa chọn một cách khoa học hơn. Điều đó cho thấy phương pháp hướng dẫn học sinh học tập bằng các phiếu học tập theo nội dung giáo dục tích hợp đã lôi cuốn các em.

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

* Tổ chức thực nghiệm

Các lớp thực nghiệm: 7A; 7C năm học 2015 - 2016 Các lớp đối chứng: 7B; 7D năm học 2015 - 2016

Các lớp này có trình độ tương đương nhau về học bộ môn Âm nhạc

+ Ở lớp thực nghiệm, tôi đã tiến hành giảng dạy theo tiến trình đã thiết kế. Khi dạy lớp thực nghiệm, tôi ghi hình tiết học, sau đó phân tích tiết học đó để rút kinh

nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung sửa đổi những điều cần thiết.

+ Tại lớp đối chứng, giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường, tôi tham gia dự giờ, theo dõi ghi chép mọi hoạt động của GV và HS ở mỗi giờ học trên lớp.

* Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi thực hiện việc Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc 7 qua tiết “Học hát: Bài Ca-chiu-sa - Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng” và minh chứng cho tính khả thi của đề tài tôi tiến hành cho học sinh dựa vào kiến thức đã học và làm bài kiểm tra 15 phút.

Bảng bố trí thực nghiệm - đối chứng:

Thực nghiệm Đối chứng

Lớp Số bài Lớp Số bài

7A 33 7B 30

7C 28 7D 30

Kết quả thu được trong TN đã được xử lí và trình bày theo đồ thị thị biểu diễn kết quả phân phối tần suất theo điểm số sau:

Qua đồ thị ta thấy cả nhóm TN và nhóm ĐC đều không có bài kiểm tra đạt điểm 0, 1, 2 nhưng đến điểm 3 thì đường biểu diễn đồ thị ở nhóm ĐC bắt đầu tăng lên, trong khi đó nhóm TN vẫn ở giá trị 0. Đặc biệt là tần suất các bài kiểm tra của HS nhóm TN đạt điểm giỏi cao hơn rõ rệt so với nhóm ĐC. Ở nhóm ĐC tần suất số bài kiểm tra đạt điểm 9, 10 là 0 trong khi đó ở nhóm TN tần suất này vẫn đạt mức cao. Điều này chứng tỏ nhóm TN luôn đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận

Với phương pháp dạy học Âm nhạc theo hướng tích hợp liên môn đã giúp tôi thu được kết quả cao sau mỗi tiết dạy và nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía giáo viên cũng như sự hào hứng đón nhận của học sinh. Những biện pháp và giải pháp đề ra giúp cho đề tài đến gần hơn với thực tiễn dạy và học từ đó tính khả thi cũng được nâng lên. Bên cạnh đó đề tài còn góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Dạy học theo hướng tích hợp liên môn không chỉ áp dụng đối với môn Âm nhạc ở khối 7 của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn có thể áp dụng cho các khối lớp khác ở những trường THCS khác. Ngoài ra với đề tài này không chỉ áp dụng riêng với môn Âm nhạc mà còn có thể áp dụng cho các môn học ở các cấp học khác. Tuy nhiên tùy theo từng bài có thể thay đổi nội dung tích hợp sao cho phù hợp để đạt kết quả cao mà vẫn đảm bảo được kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

Qua quá trình áp dụng SKKN tôi thấy để đạt được kết quả cao thì người GV phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên trau rồi kiến thức không những chỉ ở môn học mình dạy mà còn phải có kiến thức tổng hợp của các môn học khác. Bên cạnh đó bản thân người GV cần nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

III.2. Kiến nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có một số đề xuất như sau: - Đối với giáo viên môn Âm nhạc ở các trường THCS:

Áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp đối với từng trường, từng đối tượng học sinh.

- Đối với các cấp quản lí của ngành giáo dục:

+ Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ cho giờ học.

+ Đưa ra biện pháp để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học một cách đồng bộ cho tất cả các môn học, các cấp học.

- Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục:

Mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài sang các môn học khác.

Với đề tài này tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, của hội đồng khoa học giáo dục.

Ea H’Leo, ngày 9 tháng 1 năm 2017

Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Nghị quyết 29/NQ-TW 8 khóa VI ngày 4/11/2013.

2. “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh” NXB Trường ĐHSP Hà Nội 3. Lê Văn Hồng (chủ biên) “Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm”, Hà Nội 1995. 4. Wedsite : http://www.gdtd.vn/ http://violet.vn/ http://tulieu.violet.vn/ http://www.mathvn.com/ http://mspil.net.vn/ www: dayvahoc.net

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang I.1. Lý do chọn đề tài 1

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2

I.3. Đối tượng nghiên cứu 2

I.4. Giới hạn phạm vi ghiên cứu 3

I.5. Phương pháp nghiên cứu 3

II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận 4

II.2. Thực trạng 5

a. Thuận lợi - khó khăn 5

b. Thành công - hạn chế 6

c. Mặt mạnh - mặt yếu 7

d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 8

III.3. Giải pháp, biện pháp 9

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9

c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 26

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 27

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

nghiên cứu 27

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

III.1. Kết luận 29 III.2. Kiến nghị 29

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng phương pháp Dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc 7 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w