LỢI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY

Một phần của tài liệu Quản trị công ty – Digiworld (Trang 35 - 38)

1. Định nghĩa: Một giao dịch (hoặc nhiều giao dịch có liên quan với nhau), không

thuộc các giao dịch được thực hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty, được coi là “trọng yếu” nếu hội đủ các tiêu chí và điều kiện về bản chất và giá trị sau:

2. Bản chất của giao dịch:

- Các giao dịch có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc mua, bán tài sản của

Công ty hoặc công ty con;

- Việc vay nợ, bảo đảm, bồi thường;

- Việc mua, bán cổ phần của công ty khác;

- Chỉ định và bãi nhiệm những người/tổ chức được Công ty uỷ nhiệm là Đại diện

thương mại và luật sư của Công ty;

- Các giao dịch khác được quy định tại Điều 25 Khoản 4 của Điều lệ Công ty.

3. Xác định giá trị tài sản trong giao dịch trọng yếu

- Đối với giao dịch mua: là giá mua tài sản trong giao dịch

- Đối với giao dịch bán: Giá trị tài sản được xác định căn cứ trên báo cáo tài

chính công ty của kỳ báo cáo gần nhất trước khi thực hiện giao dịch

4. Đối với từng bản chất giao dịch cụ thể, HĐQT sẽ họp để quyết định (bằng văn bản)

một mức giá trị cụ thể khác.

5. Thẩm quyền phê duyệt giao dịch theo quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 25 điều lệ Công ty

Điều 41: Giao dịch với bên liên quan

1. Định nghĩa:

- Là các giao dịch với các bên có sự tham gia của các đối tượng trong nội bộ

công ty như: thành viên HĐQT, thành viên Ban Tổng Giám đốc, các cổ đông lớn hoặc các bên có mối quan hệ với các đối tượng này.

- Là giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con

2. Thành phần trong giao dịch với các bên liên quan

- Các bên liên quan bao gồm: Các cổ đông năm quyền kiểm soát; Đại diện công

ty; Thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc; Thành viên BKS và Kiểm toán nội bộ; Chồng/vợ, bố mẹ chồng/vợ, anh chị em chồng/vợ, con, bố mẹ, anh chị em

Quy chế Quản trị Công ty

ruột, cháu, hoặc chồng/vợ của những người này, họ hàng có quan hệ huyết thống trực tiếp, họ hàng thuộc đời thứ 2, cha mẹ nuôi, con nuôi, họ hàng bên chồng/vợ đời thứ nhất, những người sống trong cùng nhà.

- Vai trò trong giao dịch:

 Là bên tham gia trong một giao dịch hợp pháp với công ty

 Có mối quan hệ tài chính trong giao dịch hợp pháp với bên ký hợp đồng

với công ty hoặc có mối quan hệ về tài chính với một cá nhân có lợi ích kinh tế trong giao dịch hợp pháp với công ty mà có thể khiến họ hành động đi ngược lại với lợi ích của công ty

 Bị kiểm soát bới một bên trong giao dịch hợp pháp hoặc một cá nhân có

mối quan tâm kinh tế trong giao dịch đó và có thể bị điều khiển bởi tổ chức/cá nhân đó để hành động đi ngược lại lợi ích của công ty.

3. Thẩm quyền phê duyệt giao dịch với bên liên quan:

- Đối với giao dịch có giá trị tài sản < 5% giá trị tài sản công ty theo sổ sách: Tổng

Giám đốc công ty có quyền phê duyệt và thực hiện báo cáo cho HĐQT

- Đối với giao dịch có giá trị tài sản từ 5% đến dưới 35% giá trị tài sản công ty

theo sổ sách: HĐQT có nhiệm vụ xem xét và phê duyệt giao dịch và báo cáo lại ĐHĐCĐ trong kỳ họp gần nhất. Các bên liên quan trong giao dịch cần phải thông báo cho HĐQT những lợi ích mà họ có thể hưởng trong giao dịch đó. Trường hợp thành viên HĐQT là bên liên quan của giao dịch thì thành viên đó không được tham gia vào quá trình phê duyệt giao dịch. Trường hợp số lượng thành viên HĐQT không có lợi ích trong giao dịch chiếm thiểu số, giao dịch này phải được đệ trình lên ĐHĐCĐ để thông qua.

- Đối với giao dịch có giá trị tài sản > 35% giá trị tài sản công ty theo sổ sách:

HĐQT sẽ đệ trình lên ĐHĐCĐ để phê duyệt. Các cổ đông có lợi ích liên quan đến giao dịch không có quyền biểu quyết.

4. Kiểm soát giao dịch với bên liên quan:

- Khi tiến hành giao dịch với những người có liên quan, Công ty phải tiến hành ký kết hợp đồng bằng văn bản theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện. Nội dung hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể và thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Công ty áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những người có liên quan, các cổ đông công ty can thiệp vào hoạt động của công ty và gây tổn hại cho lợi ích của công ty và hoặc tiến hành các giao dịch làm thất thoát vốn tài sản hoặc các nguồn lực khác của công ty. Công ty không được cung cấp những đảm bảo về tài chính cho các cổ đông và những người có liên quan.

Quy chế Quản trị Công ty

Trang | 37

Điều 42: Trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi của các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc

1. Thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc điều hành, cán bộ quản lý và những người

liên quan không được phép sử dụng những cơ hội kinh doanh có thể mạng lại lợi ích cho công ty vì mục đích cá nhân; không sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hay để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác.

2. Thành viên HĐQT, thành viên Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý có nghĩa

vụ thông báo cho HĐQT những hợp đồng giữa công ty với chính thành viên HĐQT đó hoặc với những người có liên quan tới thành viên đó. Những đối tượng này được tiếp tục thực hiện hợp đồng khi các thành viên HĐQT quản trị không có lợi ích liên quan đã quyết định không truy cứu vấn đề này.

3. Thành viên HĐQT không được biểu quyết đối với các giao dịch mà thành viên đó

hoặc người có liên quan đến thành viên đó tham gia, kể cả trong trường hợp lợi ích của thành viên HĐQT trong giao dịch này chưa được xác định và dù cho đó là lợi ích vật chất hay phi vật chất. Các giao dịch nêu trên phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính cùng kỳ và công bố trong báo cáo thường niên

4. Các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, các cán bộ quản lý hay người có liên

quan với các đối tượng trên không được sử dụng các thông tin chưa được phép công bố của công ty để tiết lộ cho người khác hay để tự mình tiến hành các giao dịch có liên quan

Điều 43: Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty

1. Công ty tôn trọng quyền lợi hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan đến công ty bao gồm ngân hàng, chủ nợ, người lao động, đại lý, nhà cung cấp, cộng đồng và những người khác có quyền lợi liên quan đến công ty

2. Công ty hợp tác tích cực với những người có quyền lợi liên quan đến công ty thông qua việc:

- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ngân hàng và chủ nợ để giúp họ đánh

giá về tình hình hoạt động và tài chính của công ty để đưa ra quyết định

- Khuyến khích họ đưa ra ý kiến về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài

chính và các quyết định quan trọng liên quan tới lợi ích của họ thông qua liên hệ trực tiếp với HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và BKS.

Quy chế Quản trị Công ty CHƯƠNG VIII: CÔNG BỐ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Quản trị công ty – Digiworld (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)