Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tiêu thụ hàng hóa tại công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 25 - 27)

1. Những thành tựu đã đạt được

Mặc dù gặp những khó khăn trở ngại nhưng Công ty đã cố gắng rất lớn để tồn tại và phát triển, Công ty đang thực sự chuyển mình, thực sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường trong quá trình này, hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định.

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại công ty là tốt, hầu hết các năm sau đều cao hơn năm trước cả về số lượng cũng như là tỷ lệ.

Công ty luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình tới những chức năng chính là kinh doanh thương mại, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình qua các năm là một công ty lớn, đã có 45 năm phát triển. Mặt hàng chủ lực của công ty là mặt hàng đồ dùng gia đình cho đến nay vẫn giữ được vai trò của nó. Mặt hàng này vẫn là thế mạnh giúp doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên trong các năm qua. Bên cạnh đó mật hàng văn phòng phẩm đang được phát triển mạnh trong Công ty và tương lai là mặt hàng vững mạnh không thể thiếu tại Công ty.

Mạng lưới kinh doanh của Công ty khá lớn, mỗi mắt xích trong mạng lưới đều cố gắng hoằn thành nhiệm vụ chung của công ty trong năm vừa qua, hầu hết các đơn vị trực thuộc đều hoàn thành vượt mức kế hoạch về tiêu thụ hàng hóa Công ty giao. Với việc thực hiện khoán doanh thu, không những công ty chia sẻ lợi nhuận cho các đơn vị trực thuộc mà còn tạo điều kiện cho đơn vị phát huy khả năng sang tạo, linh hoạt trong kinh doanh góp phần làm chủ kết quả kinh doanh đạt mức cao và giữ cho mọi đơn vị tự khẳng định mình, khẳng định vị trí của mình trong Công ty. Đây cũng chính là động lực để các đơn vị cùng thi đua, cùng phấn đấu vì mục tiêu của mỗi đơn vị và mục tiêu chung của toàn Công ty. Mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng, phong phú và cung chịu sự ảnh hưởng của tính thời vụ. Chính vì vậy, Công ty đã chú trọng đến vấn đề này. Hàng năm khi lập kế hoạch kinh doanh, bên cạnh ra kế hoạch tiêu thụ cho từng đơn vị, Công ty còn lập cho từng kế hoạch tiêu thụ của Công ty, hoàn thành từng bước và có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường và điều chỉnh công tác hậu cần kinh doanh cũng như tìm kiếm nguồn hàng tốt cho việc bán ra.

Công ty đã và đang thực hiện việc da dạng hóa bán hàng, việc tìm những bạn hàng kinh doanh lớn đang là mối quan tâm lớn cảu công ty và đã đạt được một số kết quả nhất định. Công ty áp dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt: tiền mặt, ngân phiếu, trả ngay, trả chậm, phương thức giao dịch tương đối nhanh gọn phù hợp với các mặt hàng của công ty.

Nghiên cứu và phân phối đối thủ cạnh tranh, thường xuyên nắm bắt những mặt mạnh yếu của đối thủ để có đối sách dành lại thị trường và mở rộng thị trường cho Công ty.

2. Những hạn chế tồn tại.

- Trong các mặt hàng kinh doanh vẫn còn mặt hàng kém hiệu quả, mức tiêu thụ quá chậm, điều đó chứng tỏ hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Việc bán hàng chưa phong phú, hình thức bán hang còn mang tính cổ truyền chưa đổi mới theo kịp hình thức bán hàng hiện đại.

- Công ty chưa quan tâm đến thị trường trong thành phố, trong khi đó thị trường bên ngoài hứa hẹn tiềm năng có thể khai thác.

- Việc kinh doanh ở một số cửa hàng còn mang tính nhỏ lẻ hiệu quả thấp.

- Công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc xác định chiến lược kinh doanh tổng thể, không đề ra kế hoạch mục tiêu trong dài hạn trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa. - Hệ thống kho và bảo quản dự trữ hàng hóa chưa tốt, cở sở vật chất và trang thiết bị

cho công tác kho, dự trữ hàng hóa còn thiếu nhiều, số nhân viên làm việc trong kho còn thiếu, trình dộ còn hạn chế.

- Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán không được đẩy mạnh, Công ty chưa quan tâm đến quảng cáo tên tuổi của mình. Công ty không thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, do đó không thúc đẩy được tiêu thụ.

- Công tác tổ chức và quản lý tiêu thụ được tiến hành với hiệu quả thấp, trong đó cơ cấu quản lý của mạng lưới tiêu thụ còn chưa được hoàn thiện.

- Nguồn vốn tự có của công ty không lớn, them vào đó trình độ lao động còn thấp. 2. Những nguyên nhân

Do trong thời gian vừa qua, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường có nhiều biến động phức tạp khó lường, phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các hang cạnh tranh với nhà cung cấp thường là các Công ty sẳn xuất và phân phối trong và ngoài nước có cùng ngành hàng với nhà cung cấp. Chính sự cạnh tranh này là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty. Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:

- Công tác tiếp cận thị trường chưa được tốt, phương án đề xuất chưa đúng đắn kịp thời, hàng tồn kho và công nợ phát sinh tang.

- Ngân sách hoạt động marketing còn hạn chế.

- Công tác quản lý vốn chưa được chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng chi phí chưa tiết kiệm. - Việc bố trí sắp xếp việc làm chưa hợp lý, chưa có chính sách đúng đắn đào tạo và phát

triển nhân lực. Bên cạnh đó, công tác đãi ngộ nhân sự chưa tốt, chế độ thưởng phạt chưa thực sự đáp ứng được mức sống trung bình của người lao động.

- Nguồn vốn huy động từ bên ngoài và vốn tự tích lũy của công ty còn ít mà nguồn vốn chủ yếu là do nhà nước cấp.

- Hiêu quả thu hồi công nợ còn thấp.

- Hình thức cung ứng của công ty chưa được hợp lý, vốn còn phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại - Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh

- Nâng cao hiệu quả trong công tác cung ứng hàng hóa - Sắp xếp mạng lưới kinh doanh

- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tiêu thụ hàng hóa tại công ty Thương Mại Hà Nội (Trang 25 - 27)