CH2=C(CH3)2 D CH2=CH-CH2-CH3.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 2: HIDROCACBON (ankan, anken, ankin, ankadien, aren, xicloankan) (Trang 33 - 37)

Câu 95: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2. B. C5H8. C. C4H6. D. C3H4.

Câu 96: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là

A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205. D. 0,328.

Câu 97: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 22,4 lít. B. 44,8 lít. C. 26,88 lít. D. 33,6 lít.

Câu 98: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng là:

A. 1,04 gam. B. 1,32 gam. C. 1,64 gam. D. 1,20 gam.

Câu 99: Hỗn hợp khí X chứa H2 và một anken. Tỉ khối của X đối với H2 là 9. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2

là 15. Công thức phân tử của anken là

A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H6.

Câu 100: Hỗn hợp khí X chứa H2 và hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của X đối với hiđro là 8,4. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 12. Công thức phân tử của hai anken và phần trăm thể tích của H2 trong X là

A. C2H4 và C3H6; 70%. B. C3H6 và C4H8; 30% C. C2H4 và C3H6; 30%. D. C3H6 và C4H8; 70%.

Câu 101: Hỗn hợp khí X chứa H2 và một ankin. Tỉ khối của X đối với hiđro là 4,8. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Công thức phân tử của ankin là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C4H8.

Câu 102: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 9,7744 lít ở 250C, áp suất 1 atm, chứa ít bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là

A. 0,75 mol. B. 0,30 mol. C. 0,10 mol. D. 0,60 mol.

Câu 103: Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hiđrocacbon A mạch hở. Tỉ khối của X đối với H2 là 4,6. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 11,5. Công thức phân tử của hiđrocacbon là

Chuyên đề 2. Hiđrocacbon

Lý thuyết trọng tâm và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá học

Câu 104: Cho 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm C3H8, C2H2, C3H6, CH4 và H2 đi qua bột Niken xúc tác nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng ta thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y không chứa H2. Thể tích hỗn hợp các hidrocacbon có trong X là:

A. 5,6 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.

Câu 105: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6, C3H8 và V lít khí H2 qua xúc tác Niken nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng ta thu được 5,20 lít hỗn hợp khí Y. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Thể tích khí H2 trong Y là

A. 0,72 lít. B. 4,48 lít. C. 9,68 lít. D. 5,20 lít.

Câu 106: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là

A. 0,5 mol. B. 0,4 mol. C. 0,2 mol. D. 0,6 mol.

Câu 107: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 32,0 . B. 8,0. C. 3,2. D. 16,0.

Câu 108: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2, 0,05 mol C3H6 và 0,07 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm C2H6, C2H4, C3H8, C2H2 dư, C3H6 dư và H2 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình dung dịch nặng thêm là

A. 5,04 gam. B. 11,88 gam. C. 16,92 gam. D. 6,84 gam.

Câu 109: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Cho hỗn hợp khí Y di chậm qua bình nước Brom dư ta thấy có 10,08 lít (đktc) khí Z thoát ra có tỉ khối đối với H2 bằng 12 thì khối lượng bình đựng Brom đã tăng thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 3,8 gam. B. 2,0 gam. C. 7,2 gam. D. 1,9 gam.

Câu 110: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Khối lượng hỗn hợp khí Y là

A. 1,46 gam. B. 14,6 gam. C. 7,3 gam. D. 3,65 gam.

Câu 111: Một hỗn hợp khí X gồm Ankin A và H2 có thể tích 15,68 lít. Cho X qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y có thể tích 6,72 lít (trong Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích của H2 dư lần lượt là (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

A. 2,24 lít và 4,48 lít. B. 3,36 lít và 3,36 lít. C. 1,12 lít và 5,60 lít. D. 4,48 lít và 2,24 lít.

Câu 112: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc).

A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.

Phản ứng thế vào hiđrocacbon

Câu 113: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn suất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hydro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 2,2,3,3 – trimetylbutan. B. 2,2 – đimetylpropan. C. isopentan. D. 2,3 – đimetylbutan.

Câu 114: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm theo khối lượng C bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 (có chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn suất monoclo là đồng phân của nhau. Tên của X là:

A. 2 – metylpropan. B. 2,3 – đimetylbutan. C. 3 – metylpentan. D. butan.

Câu 115: Hyđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện,

Chuyên đề 2. Hiđrocacbon

Lý thuyết trọng tâm và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá học

nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ mol 1:1), số dẫn suất monoclo tối đa sinh ra là:

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5

Câu 116: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon A, thu được 0,6 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cũng 0,1 mol A cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 29,2 gam kết tủa có màu vàng nhạt. Tên gọi của A là

A. 3-metyl penta-1,4-điin. B. hexa-1,6-điin.

C. hexa-1,3-đien-5-in. D. 3-metyl penta-1,6-điin.

Câu 117: Lấy 97,5 gam benzen đem nitro hoá, thu được nitrobenzen (hiệu suất 80%). Đem lượng nitrobenzen thu được khử bằng hiđro nguyên tử mới sinh bằng cách cho nitrobenzen tác dụng với bột sắt trong dung dịch HCl có dư (hiệu suất 100%) thu được chất hữu cơ X. Khối lượng chất X thu được là

A. 93,00 gam. B. 129,50 gam. C. 116,25 gam. D. 103,60 gam.

Câu 118: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo ra 292 gam chất kết tủa. Khi cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t0) thu được 3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là

A. HC ≡ C – C ≡ C – CH2 – CH3. B. HC ≡ C – CH2 – CH = CH2.

C. HC ≡ C – CH(CH3) – C ≡ CH. D. HC ≡ C – CH(CH2) – CH = C = CH2. Câu 119: Hỗn hợp X gồm propin và đồng đẳng A trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Cho 0,672 lít hỗn hợp X Câu 119: Hỗn hợp X gồm propin và đồng đẳng A trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Cho 0,672 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa hết với 45 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3. CTPT của A là

A. CH ≡ CH. B. CH3 – CH2 – CH2 – C ≡ CH. C. CH3 – CH2 – C ≡ CH. D. CH ≡ C – CH2 – C ≡ CH. C. CH3 – CH2 – C ≡ CH. D. CH ≡ C – CH2 – C ≡ CH.

Câu 120: Nitro hoá benzen thu được 2 chất X, Y kém nhau 1 nhóm –NO2. Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (đktc). CTCT đúng của X, Y là:

A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3. C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4. D. C6H5NO2 và C6H3(NO2)3.

Câu 121: Chất A có công thức phân tử C7H8. Cho A tác dụng với AgNO3/NH3 được kết tủa B. Khối lượng phân tử B lớn hơn A là 214 đvC. Số đồng phân thoả mãn điều kiện trên là:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 122: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 14,7 gam kết tủa vàng nhạt. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong X là

A. 80% và 20%. B. 20% và 80%. C. 50% và 50%. D. 605 và 40%.

Câu 123: A là một hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy A thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác 0,05 mol A phản ứng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,95 gam kết tủa. CTCT của A là

A. CH ≡ CH. B. CH ≡ C – CH = CH2. C. CH ≡ C – CH2 – CH3. D. CH ≡ C – CH2 – CH2CH3. C. CH ≡ C – CH2 – CH3. D. CH ≡ C – CH2 – CH2CH3.

Câu 124: Cho m gam hiđrocacbon A thuộc dãy đồng đẳng của metan tác dụng với clo có chiếu sáng, chỉ thu được một dẫn xuất clo duy nhất B với khối lượng 8,52 gam. Để trung hoà hết khí HCl sinh ra, cần vừa đủ 80 ml dung dịch KOH 1M. CTPT của A, B lần lượt là

A. C5H12 và C5H11Cl. B. C5H12 và C5H10Cl2. C. C4H10 và C4H9Cl. D. C4H10 và C4H8Cl2.

Câu 125: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng (hơn kém nhau 2C). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 6,16 gam CO2 và 1,62 gam nước. Mặt khác cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,42 gam kết tủa. CTCT đúng của A, B lần lượt là

A. CH ≡ CH và CH3 – C ≡ C – CH3. B. CH ≡ CH và CH ≡ C – CH2 – CH3. C. CH ≡ CH và CH3 – C ≡ CH. D. CH3 – C ≡ CH và CH3 – C ≡ C – CH3. Câu 126: Cho 2,2 gam C3H8 tác dụng với 3,55 gam Cl2 thu được 2 sản phẩm thế monoclo X và điclo Y với khối lượng mX = 1,3894mY. Sau khi cho hỗn hợp khí còn lại sau phản ứng (không chứa X, Y) đi qua dung dịch NaOH dư, còn lại 0,448 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng của X, Y lần lượt là

A. 1,27 gam và 1,13 gam. B. 1,13 gam và 1,27 gam. C. 1,13 gam và 1,57 gam. D. 1,57 gam và 1,13 gam.

Chuyên đề 2. Hiđrocacbon

Lý thuyết trọng tâm và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá học

Câu 127: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được

2: 2

CO H O

V V = 5:2 (ở cùng điều kiện). Biết 6,4 gam X phản ứng với AgNO3/NH3 (dư) được 27,8g kết tủa. CTCT của X là

A. CH2 = C = CH − C ≡ CH. B. CH ≡ C − CH2 − C ≡ CH. C. CH3 − C ≡ C − CH2 − C ≡ CH. D. CH3 − C ≡ C − CH2 − C ≡ CH. C. CH3 − C ≡ C − CH2 − C ≡ CH. D. CH3 − C ≡ C − CH2 − C ≡ CH.

Câu 128: Hỗn hợp X gồm etan, eten và propin. Cho 6,12 gam X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác 2,128 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch Br2 1M thấy dùng hết 70ml dung dịch (tạo sản phẩm no). Khối lượng của eten trong 6,12 gam X là

A. 1,12 gam. B. 2,24 gam. C. 0,42 gam. D. 0,56 gam.

Câu 129: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?

A. 9. B. 3. C. 7. D. 10.

Câu 130: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?

A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.

Câu 131: Một hợp chất X có chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mH: mO = 21:2:4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là:

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Phản ứng crắcking

Câu 132: Nhiệt phân metan thu được hỗn hợp X gồm C2H2, CH4 và H2. Tỉ khối hơi của so với H2 bằng 5. Hiệu suất quá trình nhiệt phân là

A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.

Câu 133: Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6, H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là

A. 0,48 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,24 mol.

Câu 134: Crackinh 4,4 gam propan được hỗn hợp X (gồm 3 hiđrocacbon). Dẫn X qua nuớc brom dư thấy khí thoát ra có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất crackinh là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 90%. B. 80%. C. 60%. D. 75%.

Câu 135: Crackinh C4H10 (A) thu được hỗn hợp sản phẩm B gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 32,65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là

A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 16,325%.

Câu 136: Cracking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nuớc brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2

a) Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là :

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 2: HIDROCACBON (ankan, anken, ankin, ankadien, aren, xicloankan) (Trang 33 - 37)