Các điều kiện chuyển nhượng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Pháp luật kinh doanh quốc tế: Hợp đồng liên doanh (Trang 30 - 31)

Ngoài ra trong hợp đồng liên doanh còn yêu cầu phải quy định rõ những nội dung liên quan đến các điều kiện chuyển nhượng vốn. Trên thực tế, có rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động thì có sự thay đổi về nhà đầu tư, hoặc các nhà đầu tư chuyển nhượng vốn trong nội bộ. Có nhiều trường hợp sau một thời gian hoạt động thì các nhà đầu tư rút vốn khỏi công ty và doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cũng có không ít các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ phần góp vốn của bên Việt Nam và chuyển đổi công ty thành hình thức 100% vốn nước ngoài. Trong những trường hợp như vậy, cần áp dụng các quy định liên quan đến điều kiện chuyển nhượng vốn đầu tư đã được quy định tại hợp đồng liên doanh cũng như trong điều lệ doanh nghiệp.

Trong điều khoản này, các nhà đầu tư cần thống nhất nêu rõ các trường hợp, điều kiện chuyển nhượng vốn bên trong cũng như bên ngoài và các thủ tục pháp lý cần thiết. Thông thường điều này phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia đàm phán, ký kết nhưng cần được sự phê duyệt của hội đồng quản trị, hội kí kết những cần được sự phê duyệt của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và được cơ quan

cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh xét duyệt vì có liên quan tới chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một thực tế là trong số các dự án liên doanh chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên tham gia hoặc giữa các bên tham gia có chủ mới có đến 85% dự án đã chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và chỉ có khoảng 15% dự án chuyển từ liên doanh thành 100% vốn Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong việc tham gia vào liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Pháp luật kinh doanh quốc tế: Hợp đồng liên doanh (Trang 30 - 31)