CÔNG TY CP SEOUL METAL VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu bu lông bằng đồng sang thị trường singapore của công ty cổ phần seoul metal việt nam (Trang 37 - 46)

4.1. Định hướng phát triển và quan điểm giải quyết những tồn tại trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu của công ty SMV

4.1.1. Định hướng phát triển

Tính đến năm 2012, Singapore hiện vẫn là thị trường lớn thứ 2 sau Việt Nam của SMV. Qua thống kê doanh thu và tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể nhận thấy sự tăng trưởng theo chiều hướng tích cực ở thị trường này trong một vài năm kế tiếp.

Vốn dĩ đối với những khách hàng và thị trường quen thuộc thì sự thay đổi về giá dường như không quá lớn. Đặc biệt, công ty có những chính sách hấp dẫn cho khách hàng trung thành, trong một vài trường hợp, giá cả có thể giữ nguyên so với sự leo thang của thị trường với mong muốn giữ mối quan hệ bạn hàng thân thiết. Do vậy, các đối tác Singapore cũng rất tin tưởng công ty và hầu hết ở Việt Nam đều nhập hàng từ SMV.

Trong giai đoạn sắp tới, SMV vẫn sẽ tiếp tục tập trung xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh như Đinh vít, ốc vít và Bu lông bằng đồng. Theo nguồn tin thu thập được từ phòng kinh doanh và ban giám đốc, có thể cuối năm nay hoặc đầu năm 2014, SMV sẽ tiến hành mở rộng quy mô sản xuất thêm 8000m2 nhằm nâng cao khả năng đáp ứng thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Khi tập trung vào những mặt hàng chủ lực này, công ty còn có lợi thế đó là cạnh tranh hàng hóa thấp, do hiện nay trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 đối thủ cạnh tranh trực triếp là Asia Bolt Vietnam Co., Ltd và Công ty Bu lông ốc vít Từ Sơn. Tuy nhiên, hai công ty có tầm cỡ quy mô không lớn, thị phần cũng ít hơn tương đối so với Seoul Metal Việt Nam.

4.1.2. Quan điểm giải quyết những tồn tại trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Về phía công ty, việc hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Dưới đây là một vài định hướng giải quyết theo quan điểm 37

của ban lãnh đạo công ty:

- Cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan

Một trong những nguyên nhân khiến cho quy trình làm thủ tục hải quan vấp phải nhiều khó khăn, gây chậm quá trình thông quan hàng hóa phải nói đến sự phức tạp, rườm rà của các thủ tục giấy tờ, quy định pháp lý. Hệ thống công tác hành chính còn chưa được nhất quán, gây khó khăn cho doanh nghiệp, không riêng gì về hải quan, ngay cả một số ngành khác cũng vậy. Việc đơn giản hóa quy định sẽ giúp đẩy nhanh công tác quản lý, thực hiện cũng như hoàn thiện các quy trình.

Ngoài ra, ban giám đốc cũng yêu cầu và khuyến khích các bộ phận xây dựng chính sách quản lý sao cho nhanh chóng, vừa phải tuân thủ luật pháp, vừa đảm bảo yêu cầu công việc. Các khâu trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu cũng được đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn đảm bảo đúng, chính xác nhằm giảm bớt sự phiền hà trong công tác phúc tập chứng từ.

- Quy trình làm thủ tục hải quan phải phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam

Như đã nói ở trên, việc đơn giản hóa các yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hải quan không có nghĩa là cắt bớt, làm sai, làm thiếu hay trái với quy định của Nhà nước. Mà kết quả cần đạt được ở đây là vừa phải đáp ứng sự cách tân trong cải tiến quy trình, vừa đảm bảo sự chính xác trong công tác quản lý.

Cũng như các quy định khác, quy trình làm thủ tục hải quan của công ty phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Đặc trưng của pháp luật Việt Nam là nặng về công tác giấy tờ, vậy nên không thể nói tiến hành đơn giản hóa là cắt giảm một loạt các bước trong quy trình được, mà cần có sự xem xét kỹ lưỡng, đánh giá chính xác sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của công tác đó.

Công ty cần nghiên cứu, nắm bắt và thực thi các quy định, chính sách đã sửa đổi, bổ sung của chính phủ và Nhà nước về quy trình làm thủ tục hải quan trong ở từng thời kỳ. Đặc biệt, là Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

- Quy trình thủ tục hải quan phải phù hợp với quy định và thông lệ của các tổ chức quốc tế

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, giao thương quốc tế đã được cải thiện và tăng lên rõ rệt. Đồng nghĩa với việc công tác làm thủ tục hải quan cũng trở lên phức tạp và cường độ cao hơn. Cũng bởi lẽ, kinh doanh quốc tế ngoài chịu sự chi phối của Chính phủ nước nhà thì doanh nghiệp còn cần tuân thủ theo Luật quốc tế nên bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan của công ty mình cũng cần phải xem xét xem có phù hợp với quy định hay thông lệ quốc tế không.

Singapore là thị trường trong khu vực Châu Á khá quen thuộc với công ty SMV cũng như công ty mẹ, tuy vậy yêu cầu, đòi hỏi của họ vẫn tương đối khắt khe. Các lô hãng xuất đi phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn đặt hàng. Vì thế, công tác kiểm tra hàng hóa cũng được tiến hành kỹ lưỡng. Nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn thì rất dễ rơi vào luồng đỏ.

Việc kiểm soát quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu tuân thủ theo quy định và thông lệ của các tổ chức quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc thông quan và giao hàng hóa thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm chi phí mà vẫn đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn và các quy định mà Nhà nước đặt ra.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống mạng tốt nhất trong điều kiện tài chính có thể có của công ty.

- Đặc biệt, ban lãnh đạo công ty luôn cho rằng, muốn đạt được hiệu quả cao thì phải bắt đầu từ những con người làm việc tốt, con người có tốt thì sản phẩm làm ra mới đạt yêu cầu. Do vậy, muốn cải thiện cả quá trình thì cần đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực cao, thực hiện khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

4.2. Các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Bu lông bằng đồng sang thị trường Singapore của công ty CP Seoul Metal Việt Nam

4.2.1. Khâu chuẩn bị hồ sơ hải quan

- Nhân viên phòng XNK cần kiểm tra thông tin về lô hàng cẩn thận trước khi gửi cho đối tác Singapore bằng thư điện tử, giảm thiếu tối đa nhưng sai sót, nhiểu lầm do không diễn đạt được hết ý hoặc bất đồng ngôn ngữ. Bởi hầu hết đối tác của công ty 39

đều sử dụng tiếng anh để giao dịch, do vậy, cần những nhân viên có trình độ tiếng anh thông thạo, biên dịch tốt, đảm bảo nguồn thông tin không bị sai lệch.

- Ngoài ra, phải đảm bảo khai đúng và đủ các thông tin trên tờ khai, chuẩn bị mọi chứng từ theo yêu cầu của Hải quan. Nên tập hợp toàn bộ giấy tờ liên quan đến lô hàng mà bên hải quan đã thông báo trước khi khai báo hải quan 2 ngày, để nếu có thiếu sót nào xảy ra thì vẫn còn thời gian cho công ty bổ sung, sửa đổi.

- Trong trường hợp, sau khi đã khai báo hải quan xong, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký hải quan, công ty có phát hiện ra sai sót về chứng từ, hồ sơ thì nên tự giác báo cho cơ quan hải quan được biết và bổ sung ngay những chứng từ còn thiếu, sửa lại những chứng từ bị sai (dưới sự cho phép của cán bộ hải quan). Như vậy vừa tăng độ uy tín cho công ty, lại vừa giúp cán bộ hải quan hoàn thành trách nhiệm quản lí hồ sơ của mình.

4.2.2. Khâu kiểm hóa

Thường thì khâu kiểm tra thực tế hàng hóa có nhiều thủ tục, mất khá nhiều thời gian, gây cản trở và ảnh hưởng tới việc giao hàng đúng hẹn cho đối tác.

Do vậy, công ty nên phối hợp với cơ quan hải quan để giải quyết sự việc nhanh nhất có thể. Nếu lô hàng hóa xuất khẩu nào bị rơi vào luồng đỏ thì doanh nghiệp nên tự giác xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra, thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra, kết hợp với nhân viên kiểm hóa để công tác kiểm tra được tiến hành nhanh chóng, không mất thời gian của cả hai bên, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí về thời gian và nguồn lực của công ty, đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng.

4.2.3. Đề xuất khác

- Luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, nắm bắt kịp thời các thông tư, luật định mới về hải quan đồng thời cũng phải bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ thông tin. Cập nhật biểu thuế thường xuyên, tránh tình trạng áp mã thuế nhầm, tính sai thuế cho hàng hóa.

- Áp dụng hải quan điện tử cho toàn bộ nghiệp vụ hải quan của công ty, bắt kịp với xu thế hiện nay. Việc này giúp công ty quản lý tốt hơn mọi công tác chứng từ cũng như giảm thiểu sự sai sót của nhân viên khai báo hải quan, rút ngắn thời gian làm 40

thủ tục cho hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ thông quan.

- Cũng như đã đề cập đến ở chương III, cơ sở vật chất về hệ thống máy in, máy fax, máy tính hay đường truyền mạng cần được xem xét và củng cố lại. Vì trong một số trường hợp, khi nhân viên đang thực hiện đường truyền dữ liệu thì máy tính bị hỏng, làm mất thời gian, công sức, gây khó khăn trong công tác hoàn chỉnh thủ tục hải quan cho hàng hóa. Vì vậy công ty nên trích một phần lợi nhuận hoặc là sửa chữa toàn bộ những máy cũ, hoặc là nên đầu tư mua mới hoàn toàn những máy móc đó để công tác phòng XNK được diễn ra suôn sẻ hơn.

- Về mặt nhân lực, công ty nên bổ sung nhân viên cho phòng XNK, bởi khối lượng và yêu cầu công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải đáp ứng được áp lực công việc. Đặc biệt, công ty có thể mở một buổi đào tạo cho toàn bộ nhân viên mới phòng XNK, một mặt để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng phần mềm khai báo điện tử, mặt khác, giúp công ty hiểu rõ hơn những khó khăn mà nhân viên khai báo đã và đang gặp phải để có thể tìm ra hướng giải quyết sớm nhất.

4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Bu lông bằng đồng sang thị trường Singapore

4.3.1. Về phí cục Hải quan

Cục Hải quan và các chi cục khác đóng vai trò tiên quyết trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan XNK cho hàng hóa. Chính vậy, muốn hoàn thiện quy trình này, thì ngoài những cố gắng, nỗ lực từ phía doanh nghiệp thì không thể không nói đến những đóng góp cần thiết của toàn thể cán bộ ở các chi cục và cục Hải quan. Nhìn vào thực tế, để thực hiện được điều này, ngành Hải quan cần phải:

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt sự rườm rà, phức tạp trong công tác hải quan nhằm hạn chế chi phí cho doanh nghiệp nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác hải quan nói chung. Một khi thủ tục hải quan được đơn giản và rõ ràng thì các luồng giao dịch thương mại cũng thông thoáng hơn.

- Tiêu cực trong ngành hải quan cũng như các ngành kinh tế khác vẫn là vấn đề mà 41

khiến nhiều lãnh đạo cũng như doanh nghiệp kinh doanh XNK phải quan tâm, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh hải quan nói riêng và đất nước nói chung. Vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ hải quan có năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp là việc rất nên làm. Việc nâng cao năng lực nghiệp vụ, chính trị cho cán bộ hải quan cũng chính là xây dựng một đội ngũ cán bộ Hải quan vừa giỏi kiến thức kinh tế, pháp luật, lại vừa tận tụy với công việc, đẩy lùi tệ nạn quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, hình thành nên môi trường làm việc trong sạch, vững mạnh.

- Ngoài ra, tổng cục Hải quan cũng nên kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác của các chi cục Hải quan chặt chẽ, sát sao hơn nữa để tránh tình trạng tiêu cực, xảy ra lỗ hổng trong quá trình quản lý và có thể nắm bắt kịp thời những sai sót để đưa ra biện pháp khắc phục và xử lý sớm nhất.

- Bên cạnh đó, vẫn phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh XNK hàng hóa, xây dựng môi trường thương mại quốc tế đẳng cấp hơn.

- Đối với những trường hợp doanh nghiệp phát hiện ra sai sót trong quá trình khai báo và đã tự giác bổ sung hồ sơ ngoài thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trước khi cơ quan HQ thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp thì cơ quan Hải quan cũng nên nương nhẹ và có biện pháp cảnh cáo thay vì xử phạt hành chính luôn.

4.3.2. Về phía Nhà nước

Ngoài những kiến nghị với cục Hải quan còn một số vấn đề kiến nghị với Nhà nước như sau:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia (trước hết là các luật liên quan đến hoạt động ngoại thương) theo hướng đầy đủ đồng bộ và nhất quán nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XNK; rà soát lại các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ làm sao để phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với cá quy định của WTO, các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế. Tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách còn chưa thực sự thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tế, tránh tình trạng không thống nhất giữa các văn bản pháp lý đã ban hành gây nhầm lẫn, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng và thực thi.

- Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhà nước cần sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh doanh với từng nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nước, từng nhóm nước. Bộ chủ quản cần phối hợp với các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố để tháo gỡ những khó khăn ách tắc trong hoạt động XNK nhằm góp phần tạo ra môi trường thật sự thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK hoạt động có hiệu quả.

- Hoàn thiện chức năng quản lí của Nhà nước đối với các doanh nghiệp XNK theo hương đơn giản hóa các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và quản lí tốt hoạt động XNK. Muốn vậy phải giảm dần số lượng mặt hàng theo danh mục quản lí chuyên ngành và phải thông báo rõ hàng nào thuộc ngành nào, bộ nào quản lí.

Theo phản ảnh từ doanh nghiệp, có sự phân loại hàng hóa khác nhau giữa các chi cục Hải quan, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thống nhất hồ sơ. Do vậy, Nhà nước nên ban hành Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ về xác định trước mã số để đảm bảo hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng thời hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu tra cứu Danh mục hàng hóa, Biểu thuế và hướng dẫn về phân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu bu lông bằng đồng sang thị trường singapore của công ty cổ phần seoul metal việt nam (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)