Xuất, giải pháp giúp chuyền may cải thiện hơn:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY (Trang 28)

• Cần đảm bảo các loại thiết bị tốt để đảm bảo cho quá trình may trên chuyền

như bàn là hút, máy 1 kim, máy 2 kim, máy vắt sổ,… vì có nhiều máy cũ nên hư hỏng tốn thời gian sửa máy nên năng suất sẽ giảm .

• Yêu cầu cán bộ kỹ thuật khi rải chuyền xong cần phải thường xuyên lên kiểm

tra các công đoạn may đã đạt yêu cầu chưa. Tránh trường hợp công nhân may công đoạn đó chưa đạt yêu cầu mà may nhiều hàng lên thì sửa hàng là rất khó.

• Thường xuyên kiểm tra các công đoạn may trên chuyền, tránh những công

đoạn khi hoàn thành rồi sai hỏng mất thời gian sửa. Đồng thời yêu cầu mỗi công nhân khi may xong công đoạn của mình đều phải tự mình kiểm tra. Kiểm tra đạt rồi mới chuyển hàng cho công đoạn sau.

• Công tác chuẩn bị BTP hàng mới của nhà cắt cần phải đảm bảo đúng thời

gian cho các chuyền. Tránh trường hợp đầu chuyền may hết hàng phải chờ BTP mới từ nhà cắt.

• Việc sắp xếp bố trí các thiết bị trên chuyền may là rất cần thiết. Tổ trưởng

cần nghiên cứu bố trí các thết bị trong chuyền của mình sao cho phù hợp nhất đối với công việc của công nhân.

• Trong chuyền có quá nhiều sinh viên thực tập sẽ gây khó khăn cho tổ trưởng

khó có thể sắp xếp công việc cho sinh viên. Vì thế sự công bằng học tập và làm việc giữa các sinh viên không đều. Nhà Trường cần sắp xếp, bố trí thời gian cho mỗi đợt thực tập hợp lý tránh quá nhiều sinh viên thực tập trên chuyền.

Trên đây là những ý kiến đóng góp của cá nhân em, em mong TTSXDV ngày một lớn mạnh. Cũng như trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được nhiều người biết đến hơn như là một trường đào tạo sinh viên theo hướng ứng dụng thực tế, ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)