Các tai biến của thuốc tê:

Một phần của tài liệu THUỐC TÊ và các PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ (Trang 39 - 43)

11.1. Phản ứng cơ thể:

Nguyên nhân: do thuốc tê thấm vào máu quá nhanh với một lượng lớn.

Biến chứng thường gặp:

+ Biến chứng thần kinh trung ương. + Biến chứng tuần hoàn

+ Biến chứng hô hấp

Cả ba biến chứng có thể xuất hiện đơn độc hay cùng một lúc, có thể:

+ Thình lình co giật hay hôn mê

+ Ngưng thở, trụy mạch nếu thuốc tê ngấm hành tủy + Trụy tim mạch nếu thuốc tê ức chế trực tiếp cơ

tim, ảnh hưởng đến tính dẫn truyền, tính co bóp, tính kích thích cơ tim.

Ngăn ngừa tai biến:

+ Luôn luôn để ý tổng liều thuốc tê được dùng

+ Khi bơm thuốc phải từ từ, thỉnh thoảng hút ngược ống tiêm để đề phòng tiêm vào mạch máu.

Điều trị tai biến:

+ Bệnh nhân ngưng thở: đặt NKQ, hô hấp hổ trợ hay hô hấp điều khiển.

+ Trụy tim mạch: khẩn trương hồi sức tích cực. + Tụt huyết áp: dùng thuốc vận mạch: Ephedrin,

Epinephrin.

+ Co giật: Benzodiazepine ( Midazolam ):1-2mg. Diazepam ( Seduxen ): 5-10mg.

11.2. Phản ứng dị ứng:

Thuốc tê gây tỷ lệ dị ứng khá cao, nhóm Amino- ester cao hơn nhóm Amino-amide.

Sốc phản vệ xảy ra nhiều ở nhóm Amino-ester.

Tai biến có thể xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể xảy ra.

12. Kết luận:

Phương pháp gây tê tuy ra đời sau phương pháp gây mê toàn thể nhưng đã chứng tỏ được những ưu điểm nhất định của nó và là phương pháp vô cảm có thể thực hiện hầu hết các loại phẫu thuật.

Thuốc tê giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những đau đớn do phẫu thuật mang đến.

Muốn gây tê hiệu quả phải:

+ Hiểu rõ và nắm chắc từng tính chất của mỗi loại thuốc tê.

+ Nắm được ưu và nhược điểm của thuốc tê. + Cân nhắc phương pháp vô cảm hợp lý.

Một phần của tài liệu THUỐC TÊ và các PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)