POLYMYXIN B SULFAT

Một phần của tài liệu CÁC SULFAMID KHÁNG KHUẨN KHÁNG SINH PEPTID (Trang 37 - 40)

Cấu trúc và thành phần chính

 Là hỗn hợp muối sulfat của các polypeptide, sinh ra trong quá trình nuôi cấy vài dòng Paenibacillus polymyxa, hoặc thu được từ phương pháp khác, với thành phần chính là polymycin B1. Trong đó:

 Hàm lượng tổng cộng của B1, B2, B3 và B1-I nhiều hơn 80 % (tính trên chất khan)

 Polymycin B3: không nhiều hơn 6 % (tính trên chất khô)

 Polymycin B1-I: không nhiều hơn 15 % (tính trên chất khan)

B1 B2 B3 B1-1 CH3 H CH3 CH3 CH3 CH3 H CH3 L-Leu L-Leu L-Leu L-Leu C56H98N16O13 C56H96N16O13 C56H96N16O13 C56H98N16O13 1204 1190 1190 1204 Tính chất

 Bột màu trắng đến hơi trắng, háo ẩm

 Tan trong nước, tan kém trong alcol

Kiểm nghiệm

Định tính

 Sắc ký lớp mỏng đối chiếu chất chuẩn

 Sắc ký lỏng hiệu năng cao (quá trình định lượng) so sánh chất đối chiếu

 Phản ứng màu với thuốc thử dung dịch đồng (II) sulfat: màu tím-đỏ xuất hiện

 Cho phản ứng gốc sulfat

Thử tinh khiết

 pH, năng suất quay cực riêng, tạp chất liên quan, tro sulfat, sulfat, chí nhiệt tố

Định lượng

 Phương pháp sắc ký lỏng

Phổ kháng khuẩn

 Tất cả các polymixin có cùng phổ kháng khuẩn nhưng hoạt tính khác nhau. Chúng không có hoạt tính trên những vi khuẩn gram dương.

 Tác động trên những Enterobacterie như: E coli, Klebsiella

pneumoniae, Enterobacter, Salmonella spp, Shigella spp, nhưng không hoạt tính trên Proteus spp, và serratia marcescen.

 Có hoạt tính tốt trên P. aeruginosae, Acinetobacter, H. influenzae, nhưng bị bất hoạt trên Neisseria… cũng như bị Bacteroides fragilis đề kháng.

Cơ chế tác động

 Các polymyxin kết hợp lên các phospholipid của màng bào tương của vi khuẩn làm rối loạn sự sắp xếp lớp lipoprotein của màng bào tương, dẫn đến thay đổi tính thấm chọn lọc qua màng, khi đó các thành phần tế bào thoát ra ngoài và vi khuẩn bị tiêu diệt.

 Các polymyxin là những chất diệt khuẩn.

Dược động học

 Không hấp thu qua ruột.

 Thuốc có thể xâm nhập vào một số mô của cơ thể: thận, tim, não, gan và cơ, nhưng không vào được dịch não tủy.

 Thời gian bán thải khoảng 6 giờ, nhưng có thể thay đổi đáng kể. Khi thời gian bán thải kéo dài hơn thuốc tích lũy và dẫn đến gây độc.

 Thải trừ qua thận dưới dạng có hoạt tính. Khoảng 60 % liều uống có thể tìm thấy trong nước tiểu. Khi suy thận nên giảm liều dùng.

Chỉ định

 Chỉ được dùng khi các thuốc khác không có hiệu quả. Thuốc được dùng trong các trường hợp:

 Viêm màng não do nhiễm Pseudomonas aeruginosa và H. influenzae.

 Nhiễm trùng máu do nhiễm Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter aerogenes, Klebsiella pneumoniae.

 Nhiễm trùng đường tiểu nặng do Pseudomonas aeruginosa và các Pseudomonas khác.

 Thuốc còn dùng phòng và trị nhiễm trùng mắt do nhiễm P. aeruginosa, trong các nhiễm trùng tại chỗ (thường kết hợp với neomyxin, gramicidin và bacitracin).

Đường dùng - liều lượng

 Polymycin B có độc tính cao hơn colistin nên chủ yếu dùng tại chỗ: dung dịch 0,1-1 % bôi da, hoặc dung dịch nhỏ tai (màng nhĩ lành lặn), nhỏ mắt 1 %, dung dịch bơm rửa màng phổi, ổ khớp nhiễm trùng.

 Thường gặp là viêm thận ống-mô kẽ (biểu hiện tiểu ra albumin, hồng cầu, bạch cầu), tình trạng viêm thận sẽ mất đi khi ngừng thuốc kịp thời.

 Các tai biến thần kinh có thể xuất hiện khi dùng thuốc quá liều hoặc ở người suy thận do sự tích tụ thuốc. Các triệu chứng thường găp như tê đầu chi, tê vùng quanh miệng, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tri giác, nhược cơ toàn thân kèm theo mất phản xạ gân xương, nặng có thể ngưng hô hấp.

Một phần của tài liệu CÁC SULFAMID KHÁNG KHUẨN KHÁNG SINH PEPTID (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w