PHƯƠNG PHÁP NGÂM

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN CHIẾT XUẤT (Trang 26 - 32)

- Chất diện hoạt trong dung môi: (0.2 – 0.5%) làm tăng hiệu suất chiết (tăng tính thấm của DM và tăng độ tan của HC)

PHƯƠNG PHÁP NGÂM

• Là phương pháp để dược liệu và dung môi tiếp xúc trong bình kín, một thời gian nhất định ở nhiệt độ thườngcó khuấy trộn. Sau đó gạn, ép, lắng, lọc thu lấy dịch chiết.

• Dung môi: hỗn hợp Ethanol – nước, ether, cloroform, dấm ….

• Áp dụng:

- Hoạt chất dễ tan ở nhiệt độ thường

hoặc dễ bị phân hủy hoặc bay hơi ở nhiệt độ cao. - Tạp chất dễ tan ở nhiệt độ cao.

- Dung môi dễ bay hơi

- Chất nhựa, chất tan chậm trong dung môi (nhựa cánh kiến, thuốc phiện,...)

• Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

• Nhược điểm: thời gian chiết kéo dài, không chiết được kiệt hoạt chất, muốn chiết kiệt phải tốn nhiều dung môi (12 đến 15 lần so với dược liệu).

Chế phẩm điều chế bằng PP ngâm lạnh (DĐVN): cao đặc cam thảo, cao đặc canhkina, cao đặc đại hoàng, cao lỏng opi, cồn cánh kiến trăng, cồn gừng, cồn opi kép, cồn tỏi, cồn vỏ cam,...

Hầm là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong thiết bị kín ở nhiệt độ dưới điểm sôi của dung môi nhưng cao hơn nhiệt độ thườnggiữ ở nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định, thỉnh thoảng có khuấy trộn.

• Các dung môi thường dùng là nước, dầu, đôi khi dùng ethanol. • Áp dụng:

Dược liệu rắn chắc

Dược liệu chứa hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường, nhưng lại dễ hỏng hoặc dễ bay hơi ở nhiệt độ quá cao như nhựa tolu, nhựa cánh kiến trắng.

Chiết với dung môi dầu như chế phẩm dầu hoa cúc).

Thiết bị có thêm bộ phận gia nhiệt. Nếu dung môi dễ bay hơi thì có thêm sinh hàn để hồi lưu giữ lại dung môi.

Hãm là đổ dung môi đang sôi vào dược liệu đã được phân chia nhỏ trong một thiết bị kín ít dẫn nhiệt (thưởng bằng sành, sứ),

rồi để nguội dần thỉnh thoảng có khuấy trộn, sau đó gạn và ép bã thu được dịch chiết.

• Thời gian thường ngắn

• Dung môi là nước.

Áp dụng: dược liệu mỏng manh

như hoa, lá, hạt, nụ,... chứa hoạt chất tan ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.

• Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, nhanh, dịch chiết vẫn giữ được hương vị của dược liệu ban đầu.

• Nhược điểm: không sử dụng được dung môi dễ bay hơi.

• Sắc là đun sôi nhẹ nhàng dược liệu với dung môi nước

trong một thiết bị có nấp đậy, sau một thời gian nhất định, gạn và ép bã thu được dịch chiết.

• Phương pháp sắc thường được áp dụng cho “thuốc thang".

Thời gian sắc theo USP khoảng 15 phút,

sắc theo Đông Y thời gian có kéo dài hơn (60 đến 90 phút) cho một lần chiết, có thể sắc 2-3 lần,

lần sau thời gian sắc ngắn hơn lần trước.

• Ngâm trong các thiết bị có máy khuấy tốc độ lớn, có cánh khuấy sắc để làm vụn dược liệu.

Nhược điểm: quy mô nhỏ, dược liệu chọn lọc, khó tách bã ra khỏi dịch chiết, tốc độ khuấy lớn khiến nhiệt độ tăng làm dung môi bay hơi.

• Ngâm dược liệu trong thiết bị kín có thiết bị gây chấn động cơ học để khuấy trộn (dùng siêu âm), tăng được hiệu suất chiết.

• Kết hợp các phương pháp: ngâm lạnh với sắc,...

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN CHIẾT XUẤT (Trang 26 - 32)