Các giải pháp thực hiện chiến lược của công ty cổ phần MASAN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (Trang 26 - 30)

4. Triển khai chiến lược

4.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược của công ty cổ phần MASAN

4.4.1. Chiến lược phát triển thị trường

- Tạo hình ảnh mới lạ cho bao bì: bao bì màu vàng, độc đáo bắt mắt của Chinsu, gây ấn tượng cho người tiêu dùng. Đặc biệt nhãn giấy thay bằng lớp màng có thể hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bên trong. Các loại thùng cho tất cả sản phẩm được đóng gói theo tiêu chuẩn dễ dàng cho việc vận chuyển và phân phối. - Nhãn hiệu sản phẩm: sử dụng những nhãn hiệu dễ đọc, dễ nhớ. Luôn nhấn mạnh, quan

tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng với Slogan “nước tương không có 3- MCPD”. - Đặc điểm sản phẩm: chất lượng sản phẩm thơm ngon, hợp khẩu vị người Việt, không

chứa các hoá chất độc hại, có giấy chứng nhận của sở y tế, màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon, mùi thơm kích thích người tiêu dùng.

- Tạo ấn tượng cho sản phẩm mới: các sản phẩm Chinsu có hương vị đậm đà, kiểu dáng, chất liệu chai chắc chắn đảm bảo việc bảo vệ sản phẩm.

- Thực trạng cho thấy Việt Nam, ở siêu thị và các cửa hàng tạp hoá... vẫn còn trưng bày quá ít sản phẩm nước tương Chinsu và đặc biệt là có ít sản phẩm nước tương với nhãn hiệu khác trên thị trường, tạo cho người tiêu dùng sự lựa chọn dễ dàng khi mua.

- Kênh phân phối: Masan xây dựng hệ thống chuỗi 25 siêu thị tự chọn đầu tiên gia nhập thị trường bán lẻ, với hy vọng sẽ đón đầu xu thế tiêu dùng mới, sau khi nghiên cứu rất kĩ về thị trường bán lẻ Việt Nam. Những bước đầu của họ khá bài bản, thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hoá... phát triển hệ thống phân phối mở rộng thị trường các đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn là động lực tăng trưởng thứ hai của Masan, đến nay hệ thống phân phối của Masan rộng khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 162 nhà phân phối độc quyền và 1628 nhân viên bán hàng, giúp công ti đưa sản phẩm đến hơn 164000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

- Quảng cáo: mời những người nổi tiếng để giới thiệu sản phẩm vào những khung giờ vàng gây chú ý đến người tiêu dùng. Quảng cáo rộng rãi trên bao bì tạp chí trong nước và khai thác miễn phí trên Internet, mạng xã hội, trung tâm mua sắm.

4.4.2. Chiến lược hội nhập phía sau

- Mục tiêu: giảm giá cho tất cả mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh. - Phòng phát triển vùng nguyên liệu:

+ Quản trị nguyên vật liệu: Masan thực hiện chính sách quản lí vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá theo một quy trình xuyên suốt từ khâu nhập hàng, xuất hàng cho đến khâu thống kê báo cáo và tình hình tồn kho.

+ Thực hiện cân đối được lượng nguyên vật liệu, hàng hoá tồn kho với kế hoạch sản xuất nhằm đưa ra quyết định tạm thời chính xác phục vụ cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá.

+ Hiện nay Masan đang sử dụng phần mềm Planing ERP của Orecle cho phép xác định số lượng hàng hoá tồn kho là bao nhiêu, các vật liệu nào đang trong giai đoạn chờ sản xuất.

- Với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp đầu vào ổn định, đạt mục tiêu chiến lược lâu dài và làm tăng giá trị của công ti.

+ Mua thêm vốn cổ phần của công ti Vitecfook, Mivipack và MSI, những nơi đang trực tiếp sản xuất các mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ti. Masan đã nắm giữ 100% vốn của công ti VTF, MVP và MSI.

- Thu mua sản phẩm:

+ Xác định nhu cầu sản phẩm cần;

+ Chỉ mua hàng của nhà cung cấp đã duyệt; + Kí hợp đồng mua sản phẩm;

+ Đi mua hàng; + Kiểm tra xác nhận; + Nhập kho;

+ Đối chiếu thanh lí hợp đồng; + Lưu hồ sơ.

- Masan hợp tác với một số nhà cung ứng: + Công ti TNHH thực phẩm NFC

+ Công ti TNHH thực phẩm Nhật Nhật Hương

+ Công ti TNHH sản xuất- thương mại Giấy và Bao bì Nguyễn Hồng + Công ti lương thực thực phẩm SAFOCO

+ Công ti cổ phần thực phẩm Việt Nam

4.4.3. Chiến lược nhập phía trước

- Mục tiêu: phát triển thêm hệ thống phân phối và đầu tư thêm hệ thống quản báo cho các kênh phân phối hiện nay.

+ Masan ở thị trường Việt Nam có lực lượng bán hàng mạnh với 162 nhà phân phối độc quyền và 1628 nhân viên bán hàng, giúp cho doanh nghiệp này đưa sản phẩm đến hơn 164000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

+ Thưởng 1 tỉ cho người nào phát hiện nước tương Chinsu có chất gây ung thư đang bán trên thị trường.

4.4.4. Kiến nghị

• Hệ thống kênh phân phối: cần có hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn và các nhà phân phối về giá cả sản phẩm, việc thực hiện các chương trình khuyến mại.... nhằm tạo sự đồng bộ và hệ thống thống nhất trong hệ thống phân phối, tránh tình trạng có sự chênh lệch về giá và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các kênh phân phối. Củng cố và tiếp tục mở rộng hệ thống tiếp thị và phân phối, mở thêm điểm bán lẻ, nâng cao độ bao phủ và trang bị thêm phương tiện và thiết bị bán hàng.

• Đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại: trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hoá trên đơn vị chi phí thấp nhất. Vài năm trở lại đây công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao. Song việc đổi mới còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ, vậy nên phải cập nhật ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh:

- Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.

- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật hợp lí hoá sản xuất.

- Sáng tạo, đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

• Nguyên liệu: cần phải tiến tới tự chủ về nguyên phụ liệu đầu vào trong sản xuất, hạn chế tối đa việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

• Đầu tư nghiên cứu khách hàng- sản phẩm: áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống quản lí chất lượng đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đầu tư nghiên cứu và giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, cần phải chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và thực hiện đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nắm bắt nhu cầu của khách hàng kịp thời sẽ giúp đơn vị hiểu được khách hàng cần gì, từ đó giúp doanh nghiệp biết được cách đơn vị đáp ứng nhu cầu đó ra sao. Từ đó góp phần cho sự phát triển bền vững.

• Điều chỉnh nguồn vốn hiệu quả: xác định chính sách hỗ trợ, cơ cấu vốn hợp lí. Việc xây dựng cơ cấu vốn phụ thuộc vào mỗi kì kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu bán chịu để nhằm tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.

- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược Marketing phù hợp.

********

KẾT LUẬN

Hiện nay, thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam còn rất tiềm năng, chính vì thế sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và nước ngoài dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Điều này đòi hỏi Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan phải có những chiến lược hợp lý để phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Qua quá trình nghiên cứu, mong rằng đề tài nhóm chúng em có thể giúp cho những nhà quản trị công ty có cái nhìn rõ hơn về công ty của mình trên quan điểm chiến lược, tránh tình trạng kinh doanh theo phong trào. Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất chiến lược phát triển công ty theo hướng hiệu quả hơn phù hợp với mục tiêu cũng như sự phát triển của công ty Masan trong thời gian tới.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 1

ST

T Mã sinhviên Họ và tên Lớp HC Nhiệm vụ Xếploại

1 18D18001 9

Đinh Ngọc Huyền K54H1 NT, tổng hợp Word, tìm tài liệu

2 18D11016

1 Đinh Thị Huyền K53B3KS Tìm tài liệu

3 18D18020 0

Lê Thanh Huyền K54H4 Tìm tài liệu 4 18D12007

7

Nguyễn Thanh Huyền

K54C2 Thuyết trình, tìm tài liệu 5 18D14008

0 Nguyễn Thị Huyền K54I2 Tìm tài liệu

6 18D18026 0 Nguyễn Thị Diệu Huyền K54H5 Tìm tài liệu 7 18D16002

7 Nguyễn DuyKhánh K54F1 Tìm tài liệu

8 18D12002 1

Trần Văn Khánh K54C1 Tìm tài liệu 9 17D16025

8

Mai Xuân Kiên K53F5 Tìm tài liệu 10 18D11016

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (Trang 26 - 30)