VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THƠ VÀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI lớp 9 (Trang 30 - 33)

- Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” bởi “tưởng” vừa là nhớ

VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

( Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Câu 1: Hãy cho biết hai câu thơ ấy trích trong tác phẩm nào?

Câu 2: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả của tác phẩm đó.?

Câu 3: Em hiểu nghĩa của hai câu thơ như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì

qua hai câu thơ ấy?

Câu 4: Viết đoạn văn 200 chữ chia sẻ bài học học em nhận được qua hai câu thơ

trên?

Câu 1: Hai câu thơ trong đoạn “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trich

trong tác phẩm truyện thơ “ Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2: Giới thiệu được những nét chính về cuộc đời của NĐ C:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), còn gọi là Đồ Chiểu, quê cha ở xã Bồ Điều, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định ( Nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc trở gian truân. Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông lại là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời, tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.

+ Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn vươn lên sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, bỏ thuốc, sáng tác thơ văn.

+ Khi giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, bất hợp tác với giặc, giữ vững khí tiết, sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

- Tác phẩm tiêu biểu : Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, chạy

giặc, văn thé nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp…

Câu 3: Biết vận dụng kiến thức từ Hán- Việt để giải thích ý nghĩa hai câu thơ. Từ

đó rút ra ý tứ của tác giả muốn gửi gắm qua câu thơ. - Kiến: thấy ( chứng kiến)

- Ngãi: ( nghĩa) : lẽ phải làm khuôn phép ứng xử - Bất: chẳng, không

- Vi: làm( hành vi) - Phi: trái, không phải.

* Từ đó ta có thể hiểu nghĩa của hai câu thơ là thấy việc hợp với lẽ phải mà không làm thì không phải là người anh hùng.

* Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một quan niệm đạo lí: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một các vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.

Câu 4:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.

Thân đoạn: 1, Giải thích

- “Kiến nghĩa bất vi” có nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. Việc nghĩa là những việc tốt như bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ kẻ khó.

- Hai câu thơ bộc lộ quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Nói cách khác, tác giả muốn gửi gắm bài học: làm người phải biết làm việc nghĩa, việc thiện

2, Bàn luận

a) Làm người phải biết làm việc nghĩa, việc thiện vì:

- Làm việc tốt, bênh vực lẽ phải, chống lại cái xấu, cái ác là việc nên làm, cần phải làm, cũng là trách nhiệm của mọi người để gọp phần giữ gìn trật tự xã hội .

- Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay: “Thương người như thể thương thân”.

- Người làm việc nghĩa luôn đươc mọi người tôn trọng, quý mến, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người giúp đỡ. Họ cũng tìm thấy niềm vui và sự thoải mái trong tâm hồn

b) Biểu hiện của quan niệm sống nghĩa hiệp - Giúp đỡ những người bị nạn.

- Chống lại cái ác, cái xấu.

Ví dụ: Các hiệp sĩ đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương; các nhà báo viết bài chống tiêu cực, phanh phui những việc xấu trong xã hội,...

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THƠ VÀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI lớp 9 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w