Chi ngân sách thành phố (NSĐP) trong giai đoạn 2002-2012 đạt 75.291 tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân là 24,7%/năm. Cơ cấu chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên giai đoạn 2002 – 2012 cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Do ưu tiên mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nên đã tập trung khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư lại hạ tầng đô thị. Khối lượng lớn ngân sách đã được dành cho đầu tư phát triển đạt 40.329 tỷ đồng, chiếm trên 65% tổng chi NSĐP hằng năm, tốc độ tăng chi ĐTPT bình quân 29% năm. Việc đầu tư hạ tầng với tỷ trọng ngân sách lớn đã góp phần quyết định cho tăng trưởng GDP của thành phố với tốc độ khá cao qua các năm trên 11%/năm( Võ Duy Khương, 2013).
Bảng 3.11: Tổng quan chi Ngân sách địa phương
Đơn vị: tỷđồng
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng thu NSNN (tỷđồng) 11.886 13.430 16.580 14.826 14.879
Tổng chi (tỷđồng) 6.299 7.988 10.474 12.275 14.859
Chi đầu tư phát triển 3.812 4.903 6.256 7.392 8.094 Chi thường xuyên 1.889 1.964 3.046 3.663 4.561
2008 2009 2010 2011 2012
Chi bổ sung quỹ dự trữ, nộp NSTN 5 10 20 25 Chi bổ sung NS cấp dưới 401 469 543 750 877
Chi chuyển nguồn 406 4.462 8
Chi khác 641 219 123 1281
Cơ cấu chi (%) 100 100 100 100 100
Tổng chi/Tổng thu 52.9 59.4 63.1 82.8 99.8
Chi đầu tư phát triển/ Tổng chi 60.5 61.3 59.7 45.44 54.5 Chi thường xuyên/ Tổng chi 29.9 24.6 29 22 30
Chi bổ sung/ Tổng chi 0.08 0.13 0.12 0.17
Chi bổ sung NS cấp dưới/ Tổng chi 6.37 5.88 5.2 4.57 5.91
Chi chuyển nguồn 3.89 27.19 0.06
Chi khác 0.01 8.02 2.1 0.8 8.63
Nguồn: Bộ Tài Chính - Báo cáo quyết toán NS Đà Nẵng qua các năm.
Kết quả chi ngân sách trong giai đoạn vừa qua đã mang lại nhiều thành tựu đáng chú ý đối với các mặt kinh tế - xã hội của thành phố: kết cấu cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện; các dịch vụ công ích phục vụ đời sống dân cư ngày càng phát triển phong phú với chất lượng tốt hơn; bộ máy quản lý hành chính luôn được kiện toàn, bổ sung nguồn nhân lực mới không ngừng nâng cao về trình độ kiến thức… Đây cũng là những tiền đề cơ bản để thành phố tạo được môi trường thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân đến sinh sống, làm việc và đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố.
Để đạt được những thành tựu đó, gần 70% cơ cấu chi ngân sách địa phương là chi cho đầu tư phát triển. Nguồn thu chủ yếu từ khai thác quỹđất, tài trợ cho gần 56,65% tổng chi đầu tư phát triển của thành phố (Hồ Kỳ Minh, 2013). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sử dụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản khá cao. Chủ trương của Đà Nẵng “khai thác quỹđất phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội”, do đó đã làm cho tỷ trọng này của Đà Nẵng luôn ở mức cao, cao nhất là 70,9% năm 2008. Tuy nhiên, nguồn chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước, nên
hiệu quả chưa cao. Đà Nẵng chưa thực sự chú trọng xã hội hóa hay khuyến khích cho khu vực tư nhân tham gia đấu thầu vào các dự án hạ tầng, nhằm chia sẻ bớt gánh nặng cho khu vực công, thông qua các hình thức: BT, BOT hay mô hình hợp tác công tư PPP.
Chi thường xuyên chỉ bằng ½ so với chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên tập trung chủ yếu vào giáo dục đào tạo và y tế, thực tế cho thấy Đà Nẵng rất chú trọng về chính sách an sinh xã hội dựa trên nguồn chi cho giáo dục, y tế và bảo đảm xã hội. Chi cho quản lý Nhà Nước tương đối lớn chứng tỏ bộ máy Nhà Nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Bảng 3.12: Cơ cấu chi thường xuyên
Đơn vị: tỷ lệ %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng chi thường xuyên (%) 29,9 24,5 29,08 22,3 30,7 Giáo dục đào tạo 8,3 7,3 7,9 6,1 8,03 Y tế 6,4 4,1 6,6 5,7 7,6 Khoa học công nghệ 0,13 0,17 0,13 0,15 0,24 Sự nghiệp kinh tế 2,28 1,95 2,27 1,73 1,9 Quản lý hành chính 5,48 5,27 5,21 4,12 5,8 Chi khác ngân sách 2,01 1,9 2,1 1,03 1,9
Nguồn: Theo Niên giám thống kê 2012- Cục Thống kê TP Đà Nẵng
Chi cho sự nghiệp kinh tế và khoa học công nghệ quá thấp, chứng tỏ Đà Nẵng chưa chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu, chưa thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.
Tổng chi thường xuyên trong giai đoạn 2002-2012 là 17.711 tỷ đồng, chiếm trên 23,5% tổng chi NSĐP hằng năm, tốc độ tăng chi bình quân 20%/năm. Cụ thể, chi thường xuyên cho một số lĩnh vực chủ yếu như sau: Chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo là 5.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng chi thường xuyên, sự nghiệp y tế là 2.200 tỷ đồng, chiếm 11,5%; sự nghiệp khoa học – công nghệ và môi trường là 670 tỷ đồng, chiếm 3,5%; sự nghiệp kinh tế là 1.725 tỷ đồng, chiếm 9%; sự nghiệp đảm bảo xã hội là 1.450 tỷ đồng,
chiếm 7,5%; chi cho bộ máy 4.350 tỷđồng, chiếm 22,4% trong tổng chi thường xuyên của NSĐP (Võ Duy Khương, 2013).
Đối với Đà Nẵng, chính quyền địa phương sử dụng nguồn lực của tỉnh để giữ chân và thu hút người có năng lực vào làm việc. Lãnh đạo Đà Nẵng xây dựng một chương trình đào tạo quốc tế trong đó người giỏi nhất có cơ hội học tập tại nước ngoài miễn phí với điều kiện họ phải quay lại phục vụĐà Nẵng một thời gian. Hệ thống khuyến khích này có vẻđang đem lại hiệu quả tốt và các tỉnh nên tìm hiểu thêm để nhân rộng tại địa phương mình (Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008))
Chi thường xuyên tập trung vào giáo dục y tế và an sinh xã hội. Đà Nẵng làm rất tốt việc xã hội hóa cho y tế, giáo dục. Số lượng bệnh viện tư và cơ sở giáo dục tư nhân từ mẫu giáo cho đến đại học tăng lên rất nhanh, góp phần làm giảm bớt áp lực nguồn chi thường xuyên của thành phố. Bệnh viện ung thư Đà Nẵng hiện đại nhất cả nước là một điển hình, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷđồng, trong đó các tổ chức và cá nhân đã đóng góp hơn 1.000 tỷđồng, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương và địa phương. Có thể nói Đà Nẵng là địa phương đi đầu cả nước cho chính sách an sinh xã hội. Chính sách 5 không, 3 có là chính sách lớn đi vào lòng dân. Không đâu như Đà Nẵng, hàng ngàn căn nhà chung cưđược xây lên cho người nghèo thuê với mức 300.000đ/tháng. Rõ ràng khoản chi này tạo được sựđồng thuận rất lớn của người dân và toàn xã hội. Đây là khoản chi tiêu có tính bền vững trong dài hạn.
Đà Nẵng chưa chú trọng vào việc đẩy mạnh xã hội hóa mảng văn hóa. Theo báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội tại kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016 có nhận định: tỷ lệ chi ngân sách cho lĩnh vực văn hóa của thành phốĐà Nẵng trong thời gian qua còn thấp, trung ương quy định ít nhất là 1,8% tổng chi ngân sách thành phố, trong khi đó Đà Nẵng là 0,92% trong suốt 15 năm từ 1997 – 2012. Chi cho văn hóa thấp là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, điều đó làm ảnh hưởng đến nguồn thu từ hoạt động du lịch trong hiện tại, ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư, tức ảnh hưởng đến hoạt động nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Tuy nhiên , theo tác giả đánh giá chung; chính sách chi tiêu của Đà Nẵng có nhiều yếu tố bền vững và đảm bảo cho tăng trưởng.