Khảo sát phân hủy sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và xác định đặc tính màng trên cơ sở chitosan và tinh bột (Trang 25 - 26)

Các màng được chôn trong đất tại khu vực trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng để khảo sát khả năng phân hủy sinh học của chúng. Tuy nhiên, do độ bền màng không cao nên sau 10 ngày chôn lấp các màng đã bị phá hủy cơ học (Hình 3.13), vì vậy không thể tiếp tục khảo sát.

Hình 3.13: Các màng tinh bột chứa 0, 5, 10 và 20% (từ trái qua phải) trước khi chôn (phía trên) và sau khi khôn trong đất 10 ngày

KẾT LUẬN

Từ những nội dung nghiên cứu thực tế đã trình bày, luận văn đã góp phần làm rõ một số vấn đề khoa học về việc nghiên cứu kết hợp 2 loại polyme tự nhiên là chitosan và tinh bột tạo màng làm màng bao thực phẩm. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau: - Đã tìm được điều kiện tối ưu đóng rắn cho màng tinh bột: hàm lượng acid citric 5% so với khối lượng tinh bột, hàm lượng xúc tác 50% so với acid citric, được đóng rắn ở 150 0C trong 30 phút.

- Độ bền kéo của màng tinh bột đóng rắn nhỏ hơn so với màng không đóng rắn

- Việc phối hợp chitosan vào tinh bột tạo ra màng có tính ít hút nước hơn, độ bền kéo tăng lên và có khả năng kháng vi khuẩn gram âm Escherichia coli.

KIẾN NGHỊ

- Khảo sát khả năng bảo vệ của màng đối với một số loại thực phẩm khô.

- Tăng cường độ bền màng bằng cách thêm vào một polymer thứ 3, ví dụ polyvilylalcohol.

Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành luận văn, nhưng kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và xác định đặc tính màng trên cơ sở chitosan và tinh bột (Trang 25 - 26)