1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả đã thí nghiệm, tác giả có các kết luận như sau. - Hàm lượng muối chứa trong cát sông Cổ Chiên nhiễm mặn có ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ chịu nén theo ngày tuổi của bê tông, cụ thể:
+ Muối trong cát nhiễm mặn tác động làm đẩy nhanh sự phát triển cường độ chịu nén của bê tông trong giai đoạn 7 14 ngày tuổi đầu.
+ Muối trong cát nhiễm mặn tác động làm suy giảm nhanh sự phát triển cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày tuổi, thông qua các phản ứng hóa học để hình thành các khoáng kém bền gây mềm hóa bê tông theo thời gian.
- Chỉ sử dụng cát sông Cổ Chiên không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn với nước máy để sản xuất bê tông sử dụng trong các kết cấu không cốt thép có cấp độ bền B20 (M250).
2. KIẾN NGHỊ
- Qua kết quả thí nghiệm kiến nghị sử dụng cát sông Cổ Chiên khai thác ở mùa không bị nhiễm mặn, mùa bị nhiễm mặn và nước máy để sản xuất bê tông có cấp độ bền đến B20 (M250) vào ứng dụng thử nghiệm một vài công trình cụ thể trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó theo dõi, đánh giá khả năng ứng dụng loại kết cấu sử dụng bê tông này trong thực tiễn, nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định, thì chuyển giao công nghệ này rộng rãi trong thi công xây dựng. Nhằm tận dụng hiệu quả nguồn khoáng sản dối dào tại các sông khu vực Tây Nam bộ, trong đó có tỉnh Trà Vinh.
- Cát sông Cổ Chiên có lẫn nhiều phù sa, do đó cần phải rửa sạch cát đảm bảo phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006, trước khi sử dụng để sản xuất bê tông.
- Mức độ nhiễm mặn của nước sông Cổ Chiên diễn biến phức tạp theo từng năm (do biến đổi khí hậu, nước biển dâng). Do đó, khi sử dụng cát sông Cổ Chiên để sản xuất bê tông, cần phải thí nghiệm xác định mức độ nhiễm mặn của cát đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quy định.