KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Những đóng góp mới của luận văn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu Cả Chát Lớn (Trang 25 - 26)

1. Những đóng góp mới của luận văn:

Hiện nay, phương pháp đánh giá độ tin cậy và xác suất hư hỏng của công trình ngày càng nhất thiết và quan trọng. Để xác định được độ tin cậy và xác suất hư hỏng phải thực hiện nhiều phương pháp đánh giá. Và hai trong nhiều phương pháp được áp dụng trong luận văn là: phương pháp mô phỏng Monte Carlo và phương pháp lặp Hasofer-Lind.

(1) Dựa trên lý thuyết chỉ số độ tin cậy, cụ thể là phương pháp mô phỏng Monte Carlo và phương pháp lặp Hasofer –Lind tính được chỉ số độ tin cậy cho dầm Cầu Cả Chát Lớn. Luận văn đã đưa ra được một qui trình chuẩn để tính chỉ số độ tin cậy theo hai phương pháp; qui trình này có thể ứng dụng để tính độ tin cậy cho các dầm cầu khác.

(2) Kết quả tính chỉ số độ tin cậy của dầm cầu khá cao (khoảng từ 3,88 đến 4,32), luận văn đã đưa ra thiết kế và bố trí lại cáp dự ứng lực trong dầm cầu nhưng vẫn đảm bảo ổn định và an toàn về mặt kết cấu của dầm cầu.

+ Diện tích thép dự ứng lực trong dầm I 24,5m giảm 18,75% so với diện tích thép dự ứng lực theo thiết kế ban đầu. Và diện tích thép dự trong dầm I 33m giảm 4,5% so với diện tích thép dự ứng lực theo thiết kế ban đầu. Kết quả cho thấy sau khi giảm và bố trí lại cáp dự ứng lực, chỉ số độ tin cậy xấp xỉ 3,5 , điều này phù hợp mục tiêu về độ tin cậy của AASTHO LFRD.

(3) Tính được tải trọng cho phép khi qua cầu đối với dầm I 33m là gần 121% tải trọng HL93 và với dầm I 24,5m là gần 144% tải trọng HL93. Mức tải trọng này cho phép xem xét tham khảo khi cần cho phép xe siêu trường siêu trọng qua cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu Cả Chát Lớn (Trang 25 - 26)