Khác biệt về phổ biến trầm cảm sau sinh giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phụ nữ nhiễm HIV có triệu chứng trầm cảm sau sinh tt (Trang 25 - 26)

hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV

4.3.1 Khác biệt về phổ biến trầm cảm sau sinh giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV

- Khác biệt về tỉ lệ trầm cảm sau sinh, theo điểm cắt EPDS, giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV

Trong tuần đầu sau sinh, tỉ lệ mắc các triệu chứng TCSS ở các phụ nữ nhiễm HIV (65,8%) với điểm trung bình EPDS là 19 ± 4, cao hơn gần sáu lần so với tỉ lệ ở các phụ nữ không nhiễm HIV (11,3%) (p < 0,001) với điểm trung bình EPDS là 15 ± 3 (Bảng 3.7).

Tỉ lệ TCSS tại thời điểm sáu tuần sau sinh ở nhóm phụ nữ nhiễm HIV là 61,8 % cao hơn gấp 5 lần tỉ lệ 12,6% ở nhóm không nhiễm HIV. Điểm trung bình EPDS ở giai đoạn này của nhóm nhiễm HIV là 18 ± 3 và của nhóm không nhiễm HIV là 17 ± 3 (Bảng 3.7).

- Mối liên quan giữa trầm cảm sau sinh và HIV

Xét mối liên quan giữa TCSS và HIV qua sự phân bố TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ không nhiễm HIV; kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có mối liên quan này, phụ nữ nhiễm HIV gia tăng nguy cơ TCSS (61,8%) cao hơn 5 lần (RR=4,90; KTC 95%: 3,74 - 6,43; p<0,001) so với phụ nữ không nhiễm (12,6%) (Bảng 3.8). Trong một nghiên cứu tại Zimbabwe (Chibanda 2010), tỉ lệ TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV là 54% cao gấp 2 lần tỉ lệ ở phụ nữ không nhiễm HIV là 24% (p<0,05). Nghiên cứu khác tại Malawi (Dow 2014), tỉ lệ TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV khoảng 33,5% so với 23,5% ở phụ nữ không nhiễm HIV (p<0,05). So với hai nghiên cứu trên, sự khác biệt về tỉ lệ TCSS giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phụ nữ nhiễm HIV có triệu chứng trầm cảm sau sinh tt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)