Thị trường Thái Lan (Thị trường tiềm năng và mở rộng – gia tăng xuất khẩu)

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH may phú sinh sang thị trường đông nam á (Trang 27 - 33)

xuất khẩu)

3.2.2.1. Nhu cầu tiêu thụ - nhập khẩu hàng may mặc của Thái Lan

Tuy không phải là một trong 3 ông lớn trong ngành dệt may tại khu vực Asean (Campuchia, Myanmar và Malaysia) nhưng Thái Lan cũng là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tham gia vào lĩnh vực may mặc.

Tuy nhiên, là một quốc gia vừa sản xuât vừa xuất khẩu hàng may mặc nhưng Thái Lan vẫn phải tiêu thụ các sản phẩm may mặc từ các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của WITS – Giải pháp thương mại tích hợp thế giới cho biết: Năm 2017, Thái Lan xuất khẩu 7,52 tỷ USD hàng dệt may, trong số đó, 3,42 tỷ USD hàng dệt may được xuất khẩu sang Đông Á và Thái Bình Dương, trong khi trị giá 1,24 tỷ USD của nguyên liệu đã được xuất sang Mỹ. Theo đó, hàng may mặc chiếm 90% xuất khẩu, tiếp theo là các loại mặt hàng quần áo khác. Nhưng những con số xuất khẩu hàng đầu này được bù đắp bằng hàng nhập khẩu trị giá 4,71 tỷ

USD được thực hiện trong năm 2017, hầu hết nhập khẩu từ các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhu cầu tiêu thụ cũng như nhập khẩu hàng dệt may của Thái Lan cũng có nhưng chưa nhiều bởi điều dễ hiểu, đây cũng là quốc gia có nền công nghiệp may mặc phát triển, chỉ đứng sau ngành công nghiệp mũi nhọn là sản xuất ô tô. Chính vì thế, cơ hội để xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam nói chung và công ty TNHH may Phú Sinh nói riêng cũng có nếu chính phủ hai nước – doanh nghiệp hai nước thực hiện mở rộng liên kết – hợp tác với nhau.

3.2.2.2. Hệ thống các nhà phân phối và sản xuất hàng may mặc tại Thái Lan

a. Khái quát vài nét về mạng lưới ngành công nghiệp may mặc Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan có khoảng hơn 2.000 công ty may mặc và khoảng cùng số lượng các công ty phát triển mạnh trong ngành công nghiệp dệt may, hầu hết trong số họ nằm quanh Bangkok và miền đông Thái Lan.

Ngành công nghiệp may mặc ở Thái Lan phát triển sản xuất vải, đồ thể thao, quần áo thể thao, quần áo trẻ em và quần áo phụ nữ. Các lực lượng đằng sau ngành công nghiệp nằm trong cụm của ngành dệt may của đất nước. Thái Lan là nhà sản xuất tơ lụa nổi tiếng thế giới và cũng sản xuất sợi xoắn hoặc sợi xoắn. Nước này vượt trội trong các dịch vụ hoàn thiện, nhuộm, và in ấn thân thiện với môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.

Tuy là quốc gia có thể tự phục vụ và tự cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuấ thành phẩm (hàng may mặc) nhưng Thái Lan vẫn gặp một số vấn đề trong sự mất cân đối ngành. Tại sao lại có sự mất cân đối này?

Nền kinh tế Thái Lan vẫn chưa thực sự phát triển thuận lợi, so với các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, người dân nước này dường như có sức mua ít hơn. Việc thiếu sức mua trong nước trực tiếp dẫn đến nhu cầu nội địa yếu, một trong những lý do khiến Thái Lan phải tiêu thụ các thị trường nước ngoài để bán các sản phẩm dệt may của mình. Một lý do khác làm suy yếu vị trí của Thái Lan là sự khan hiếm nguyên liệu thô. Ví dụ, ngành dệt may của Thái Lan cần khoảng 500.000 tấn bông, nhưng nó chỉ sản xuất hai phần trăm bông thô mà nó sử dụng.

Chỉ tiêu

STT Tên công ty Địa chỉ Ngành hàng phânphối

1 Ultimate Plus

Supplyco.,ltd 219/178 Moo5Chaipitak 2, Thungsonghong,

10210 Bangkok

Quần áo trẻ em, quần áo phụ nữ và các kiểu áo lông, áo da dành cho nam – nữ. 2 Fashion Galleria Bangkok Suite 108, River city shopping Complex Yotha Road, 10100 Bangkok Vest dành cho nam, quần áo phụ

nữ, quần áo thể thao. 3 L.G.K.M Company.,Ltd 155/59 Soi 7 Threppasit Road, 20150 Pattaya Đồ lót phụ nữ, đồ thể thao dành cho nữ, quần áo phụ nữ.

4 Universal Tailors 252/2 Silom Road

next to Soi 18, 10500 Bangkok Chuyên phân phối các sản phẩm của nam giới

5 Monterey Fashion 311 Moo 12,

Nongprue, 20260 Chonburi

Áo sơ mi dành cho cả nam và

nữ.

Bảng 1.3. Hệ thống các nhà phân phối hàng may mặc tại thị trường Thái Lan. (Nguồn: Thaiwebsite.com)

Trên đây là 5 nhà phân phối bán buôn và bán lẻ lớn nhất tại thị trường Thái Lan. Trong khi đó, hơn 200 nhà phân phối mới là con số chính xác khi nói về hệ thống các nhà phân phối các mặt hàng may mặc tại quốc gia này.

a. Hệ thống nhà sản xuất hàng may mặc tại Thái Lan Chỉ tiêu

STT Tên công ty Địa chỉ Mặt hàng sản xuất

1 Bangkok Clothing Amarisas

International

Ltd.188/80 Moo 4,

Samut Prakan

10540 Thailand.

Quần áo phụ nữ - nam giới – trẻ em. Các sản phẩm đồ lót, đồ thể thao, áo lông, áo da và các sản phẩm liên quan.

2 The Atelier Chiang

Mai

555/10 Moo 2 Florence Avenue, Sannameng, Chiang Mai 50210.

Quần áo dành cho nữ, quần áo trẻ em và nam giới.

3 Thai T – shirt

Factory Soi 11 308/82, M10Thapphraya Road, Nongprue, Chonburi 20150.

Các sản phẩm áo phông, áo ba lỗ, áo hoodies dành cho cả nam và nữ. 4 TUW Textile Company 113 Moo4 Nakornchaisri – Dontoom Road, Sampatuan, Nakornpathom 73120. Đồ thể thao dành cho nam và nữ, đồ lót, đồ ngủ, quần áo mùa đông.

5 VT Garment Co.,Ltd 602/50 Soi

Sathupradit 48, Yannawa, Bangkok, 10120. Đồ thể thao các loại dành cho nam và nữ.

Bảng 1.4. Hệ thống nhà sản xuất hàng may mặc lớn tại Thái Lan (Nguồn: Thaiwebsite.com)

Trong tổng số hàng trăm nhà máy sản xuất hàng may mặc tiêu dùng cũng như xuất khẩu sang nước ngoài thì đây là 5 nhà máy sản xuất tiêu biểu với các cơ cấu hàng hóa đa dạng từ đồ trẻ em, phụ nữ và nam giới; đồ thể thao hoặc đồ mặc thông thường,...

Qua 2 bảng số liệu trên, chúng ta có thể đưa ra nhận định về tình hình cũng như mạng lưới sản xuất – phân phối hàng may mặc của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường trong nước là khá nhiều, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.

Tuy nhiên, như nói ở trên, các thị trường may mặc của Thái Lan vẫn gây ra sự mất cân đối trong phân phối hàng hóa, dẫn đến tình trạng “Nhập khẩu bù trừ xuất khẩu” do hai vấn đề nằm ở sức mua của người dân khá thấp, vấn đề thứ hai là do thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu thô như bông, sợi, vải để sản xuất thành phẩm trong khi đó, quốc gia này chỉ sản xuất được 2% bông thô để phục vụ sản xuất. Do đó, nhu cầu mua hàng và nhập khẩu hàng may mặc từ các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam tăng cao.

b. Khách hàng quốc tế của Thái Lan nhiều năm trở lại đây

Bên cạnh việc tiêu dùng các sản phẩm may mặc nội địa, Thái Lan còn nhập khẩu hàng may mặc từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, như Myanmar, Việt Nam nhưng con số chưa lớn, mà hiện nay bạn hàng lớn nhất của Thái Lan

chính là Trung Quốc (chiếm 70% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc tại quốc gia này).

Tóm lại, cơ hội dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nói chung và công ty TNHH may Phú Sinh vẫn có và để có thể thực hiện việc xuất khẩu thành công thì cần có chiến lược phù hợp.

3.2.2.3. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc tại thị trường Thái Lan

Theo trang Euromonitor International năm 2016, xu hướng về tiêu dùng hàng may mặc của người dân tại xứ sở chùa Vàng tăng lên 4,5% - con số ấn tượng, bởi trước đây người dân quốc gia này rất hiếm khi có nhu cầu mua quần áo mang phong cách thời thượng, hiện đại, thông thường những cô gái trẻ, người phụ nữ hay mặc trang phục truyền thống thay vì mặc quần áo hiện đại.

Nhưng nhiều năm trở lại đây, người dân nơi đây đã có những nhận thức tích cực và dần thay đổi quan niệm về thời trang. Nhận thấy sự tương đồng về thời trang cũng chính là một trong những lý do công ty TNHH May Phú Sinh quyết định thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Đến nay, xu hướng tiêu dùng hàng may mặc của thị trường Thái Lan cũng rất phong phú, đa dạng và mở rộng các loại sản phẩm, bao gồm áo sơ mi, đồ thể thao, áo da, áo lông, áo bò, đồ lót dành cho nam – nữ, quần áo trẻ em,...với những mẫu thiết kế tinh tế và trẻ trung, năng động.

Biểu đồ 1.1. Nhu cầu thị trường may mặc của Thái Lan qua các năm gần đây (đơn vị: tỷ USD).

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc của người dân tại quốc gia này đang ngày càng tăng lên nhiều qua các năm. So với năm 2014, năm 2017 có sự chênh lệch 2 tỷ USD, con số đáng quan tâm. Điều này cho thấy, nhu cầu và xu hướng về thời trang càng được mọi người tại quốc gia này chú ý, cơ hội tốt dành cho công ty TNHH May Phú Sinh thực hiện các chiến lược xuất khẩu.

3.2.2.4. Các chính sách nhập khẩu hàng may mặc của Thái Lan

Điều đáng nói, mặt hàng may mặc là một trong số những hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu vào thị trường Thái Lan, do đó mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với mặt

hàng này là điều băn khoăn, gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, trong đó có công ty TNHH may Phú Sinh.

Đối với các quốc gia không nằm trong khu vực Đông Nam Á và ký kết các hiệp định Thương Mại Tự do hay hiệp định về kinh tế trong khu vực thì mức thuế nhập khẩu phải chịu là 20%. Tuy nhiên, với Việt Nam sẽ chỉ phải chịu mức thuế ưu đãi 5% đối với hàng may mặc, một phần là vì đây là mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu vào Thái Lan.

Thêm vào đó, chính sách phi thuế quan còn gồm yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất hàng may mặc của công ty Phú Sinh là cần đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn môi trường, quy trình sản xuất hàng may mặc chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

- Các chính sách phi thuế quan khác:

Qui định về nhập khẩu hàng may mặc Chứng từ nhập khẩu:

Hoá đơn thương mại: Thái Lan không quy định mẫu hoá đơn thương mại cụ thể, nhưng mọi chi tiết được cung cấp trong hoá đơn phải rõ ràng và số lượng tối thiểu là 5 bản. Hóa đơn bao gồm những nội dung sau:

 Nước xuất xứ

 Nước nhập khẩu

 Ngày mua và bán hàng hoá

 Phương thức đóng gói: bằng thùng thưa, thùng hình ống hoặc bao, gói…

 Nhãn mác, số hiệu, trọng lượng tịnh và trọng lượng tổng của mỗi gói hàng và tổng trọng lượng của toàn bộ lô hàng.

 Tổng số gói hàng

 Thông tin mô tả hàng hóa, ví dụ: tên hàng, loại hàng, số lượng, trọng lượng, kích cỡ, tên thương mại và những ký hiệu khác.

 Giá bán hoặc trị giá của mỗi đơn vị hàng hoá.

 Mọi chi phí khác bao gồm tiền thưởng xuất khẩu hoặc trợ giá xuất khẩu, giảm giá, đóng gói, bảo hiểm, cước phí, tiền hoa hồng…..

Vận đơn: Gồm 2 bản và bao gồm những thông tin sau:

 Người gửi hàng

 Người nhận hàng cuối cùng và đại lý trung gian

 Nhãn mác và số của những gói hàng

Phiếu đóng gói

 Giấy chứng nhận xuất xứ: phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, nếu 2 nước có ký Hiệp định Thương mại Tự do, hàng hoá khi có giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được hưởng một mức thuế ưu đãi.

3.3. Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường ĐôngNam Á của công ty TNHH may Phú Sinh

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH may phú sinh sang thị trường đông nam á (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w